Bạn đang xem bài viết Cách làm bánh đúc gân lá dứa – bánh đúc ngọt dẻo ngon cực đơn giản tại KitchenAZbạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cách làm bánh đúc gân lá dứa – bánh đúc ngọt dẻo ngon cực đơn giản
Bánh đúc gân lá dứa dai dai, sần sật ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy, nước đường ngọt lịm, vô cùng thơm ngon. Với công thức này, bạn sẽ không cần dùng đến nước tro hay nước vôi mà vẫn cho ra được mẻ bánh dẻo giòn chuẩn vị. Vào bếp cùng KitchenAZ trổ tài với món bánh này thôi!
Nguyên liệu làm Bánh đúc gân lá dứa – bánh đúc ngọt
Cho 6 người
Bột năng 120 gr
Bột gạo 80 gr
Tinh bột bắp 1 muỗng cà phê
Nước cốt dừa 300 ml
Đường thốt nốt 250 gr
Gừng cắt lát 10 gr
Lá dứa 5 lá
Mè rang 1 ít
Đường/ muối 1 ít
Bột năng là gì? Cách phân biệt bột năng và bột mì
Bột năng là gì?
- Bột năng là một loại tinh bột được chế biến từ củ khoai mì (củ sắn), thường có màu trắng, mịn và tơi.
- Bột năng được sử dụng để tạo độ sánh đặc và tính kết dính cho món ăn, thường được dùng trong các món súp hoặc nấu các món chè.
- Bên cạnh đó bột năng còn hay được sử dụng để làm các món bánh có độ dẻo, dai mềm như bánh da lợn, bánh bột lọc,…
Cách phân biệt bột năng và bột mì
- Về tính chất, bột năng và bột mì đều có màu trắng khá giống nhau. Tuy nhiên, bột năng khi sờ vào sẽ thô, khô và ít mịn hơn so với bột mì.
- Khi tác dụng với nước thì bột năng tạo nên hỗn hợp bột dạng sánh và dễ kết dính. Ngược lại, khi bạn pha nước với bột mì thì hỗn hợp bột sẽ không sánh, nhưng giãn nở và có độ kết dính.
Bột gạo là gì? Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp
- Bột gạo là một loại bột được tạo ra từ việc xay mịn những hạt gạo sau khi ngâm, nó khác với tinh bột gạo (thường được ngâm gạo vào dung dịch kiềm, thay vì nước).
- Người ra có thể sử dụng bột gạo thay thế cho bột mì trong một số công thức nấu ăn. Bột gạo được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực của các nước châu Á, như Việt Nam thường dùng bột gạo trong các món bánh canh, bánh bò, bánh đậu xanh, bánh xèo, bún gạo, bánh cuốn hay bánh khoái.
Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp
- Bột gạo tẻ được làm từ hạt gạo tẻ, còn bột gạo nếp thì được làm từ hạt gạo nếp (hay còn gọi là gạo sáp).
- Về màu sắc, bột gạo tẻ có màu trắng đục và hơi sạm. Ngược lại, bột gạo nếp thì có màu trắng tinh tự nhiên.
- Khi sử dụng bột gạo tẻ thì nó sẽ giúp cho thực phẩm không bị khô sau khi chế biến. Đối với bột gạo nếp thì nó sẽ giúp cho thành phẩm có độ dẻo dai.
- Gạo tẻ thường được dùng nhiều trong các món bánh như: bánh canh, bánh bò, bánh ướt, bánh xèo,… Còn gạo tẻ thường dùng để chế biến các món chè, xôi,…
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, máy xay sinh tố, nồi, rây lọc, khuôn silicon 18cm,…
Cách chế biến Bánh đúc gân lá dứa – bánh đúc ngọt
Lọc nước cốt lá dứa
Đầu tiên, bạn rửa sạch lá dứa, để ráo nước, lúc này cắt khúc nhỏ 2/3 số lá dứa, 1/3 còn lại để nguyên dùng nấu nước đường.
Kế đến, xay nhuyễn lá dứa với 150ml nước, sau đó thì lọc lại qua rây để thu lấy phần nước cốt.
Trộn hỗn hợp bột lá dứa và bột cốt dừa
Cho vào tô 60gr bột năng, 40gr bột gạo, 1/4 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 150ml nước cốt lá dứa rồi khuấy cho bột tan.
Cho vào tô mới 60gr bột năng, 40gr bột gạo, 1/4 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 100ml nước cốt dừa, 50ml nước lọc và khuấy đều.
Kế tiếp, để yên 2 tô bột khoảng 30 phút cho bột nghỉ.
Khuấy bột
Bắc nồi lên bếp cùng 150ml nước rồi nấu sôi. Khi nước sôi, bạn hạ lửa xuống mức nhỏ nhất và đổ từ từ hỗn hợp bột cốt dừa vào, vừa cho vừa khuấy đến khi bột hơi sánh lại.
Lúc này, bạn nhấc nồi ra khỏi bếp và tiếp tục khuấy cho bột sệt đặc lại.
Tiếp theo, bạn bắc nồi mới lên bếp cùng 150ml nước và nấu sôi. Làm với thao tác tương tự như trên với phần bột lá dứa.
Lưu ý: Bạn nhớ để mức lửa nhỏ nhất và khuấy liên tục để tránh bột bị cháy và khê lại dưới đáy nồi nhé!Đổ khuôn và hấp bánh
Bạn chuẩn bị một khuôn silicon lớn, sau đó bạn đổ phần bột lá dứa vào khuôn, tiếp theo đổ chồng phần bột cốt dừa lên trên. Dùng muỗng trộn nhẹ nhàng cho 2 hỗn hợp hòa quyện và tạo đường vân trắng xanh xen kẽ đẹp mắt.
Kế đến, đặt khuôn bánh vào xửng hấp, đậy nắp kín và hấp chín bánh từ 15 – 17 phút kể từ lúc nước bắt đầu sôi.
Cuối cùng, để bánh nguội hoàn toàn và cho vào ngăn mát tủ lạnh từ 4 – 12 tiếng để bánh được định hình và tạo độ dẻo giòn đạt chuẩn.
Nấu đường thốt nốt và nước cốt dừa
Bắc nồi lên bếp, cho vào 250gr đường thốt nốt, 250ml nước, 10gr gừng cắt lát rồi nấu trên lửa trung bình từ 10 – 13 phút đến khi đường tan hết.
Khi đường tan, bạn cho vào 1 bó lá dứa nhỏ và nấu hỗn hợp thêm 1 phút nữa thì tắt bếp.
Bắc 1 nồi mới lên bếp, cho vào 200ml nước cốt dừa, 1/4 muỗng cà phê muối, 2/3 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tinh bột bắp. Khuấy đều hỗn hợp trên lửa trung bình cho sôi.
Khi nước cốt dừa sôi, bạn hạ xuống lửa nhỏ và khuấy thêm 1 phút nữa thì tắt bếp.
Hoàn thành
Lấy bánh đúc ra khỏi khuôn, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào dĩa, rưới thêm nước cốt dừa, nước đường và rắc thêm ít mè rang nữa là có thể thưởng thức.
Thành phẩm
Bánh đúc gân lá dứa – bánh đúc ngọt thành phẩm với những đường vân xanh trắng bắt mắt, cùng mùi thơm nhẹ từ lá dứa và cốt dừa vô cùng hấp dẫn.
Nhai từng miếng bánh dai dẻo, giòn mềm trong miệng, quyện đều cùng nước đường ngọt thơm, nước cốt dừa béo ngậy thì ngon không thể chối từ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm bánh đúc gân lá dứa – bánh đúc ngọt dẻo ngon cực đơn giản tại KitchenAZbạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.