Tại sao máy rửa bát làm cho đồ thủy tinh bị vẩn đục và cách khắc phục.

Một ngày vào đó bạn có thể sẽ thấy bực bội vì những thứ đồ thủy tinh trong suốt của bạn bị vẩn đục sau khi lấy ra từ máy rửa bát. Các vệt hay đốm trắng này có thể chưa chắc là bị bẩn nhưng nó làm mất đi vẻ đẹp của thủy tinh. Đây chắc chắn không phải là lỗi của máy rửa bát, vậy lớp màng vẩn đục trên thủy tinh đó là gì và có cách nào để khắc phục nó? Hãy cùng Kitchenaz xem xét vấn đề này.

 

máy rửa bát làm vẩn đục đồ thủy tinh

Máy rửa bát có thể làm vẩn đục đồ thủy tinh của bạn.

 

Do nước cứng.

Nguyên nhân đầu tiên bạn hãy nghĩ đến là do nước cứng hoặc nước có hàm lượng khoáng cao, các khoáng chất trong nước làm giảm hiệu quả của chất tẩy rửa.

Nước cứng làm làm giảm tác dụng tẩy rửa do tạo muối canxi không tan. Công thức hóa học của các chất tẩy rửa có chứa những hợp chất muối natri của những axit hữu cơ như natri oleat hoặc natri stearat. Khi gặp nước cứng, ion stearat sẽ phản ứng kết hợp với ion calci hoặc magnesi tạo thành hợp chất kết tủa không tan calci stearat, thường được gọi là "váng bọt xà phòng". Những váng này thay vì được giữ lơ lửng trong nước để dễ dàng xả trôi đi thì chúng bị “kết tủa đông đặc” và đọng lại trên ly cốc thủy tinh, khi nước bay hơi đi chúng tạo ra các đốm, vệt trắng mờ trên bát đĩa của bạn.

 

ly thủy tinh bị bám cặn canxi

Ly thủy tinh bị bám cặn canxi do nước cứng.

Một cách để kiểm tra xem nguyên nhân đồ thủy tinh của bạn có bị nước cứng hay không là chúng thường tạo ra các đốm hoặc vệt trên đồ của bạn. Hãy ngâm chúng vào giấm trong năm phút sau đó rửa sạch và lau khô. Nếu các cặn vẩn đục được loại bỏ, thì nước cứng có thể là vấn đề cần giải quyết.

Nếu gặp nước cứng, bạn có thể thử một số cách sau:

1. Điều chỉnh lượng muối nhiều hơn để khử bớt độ cứng của nước.

2. Thêm nhiều chất tẩy rửa hơn: 

Các chất tẩy rửa dùng cho máy rửa bát hiện nay (hay gọi là 3 trong 1) có chứa chất làm mềm nước, thêm chất tẩy rửa có thể có hiệu quả trong việc loại bỏ cặn nước cứng trên đồ thủy tinh của bạn. Nhưng nghịch lý là nếu sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa lại xuất hiện vấn đề với việc xả nước làm sạch, bạn có thể phải thực hiện thêm chu trình xả nếu không chúng có thể sẽ để lại lớp màng xà phòng trên bát đĩa và tạo cảm giác nhờn.  

3. Sử dụng chất trợ rửa:

Chất trợ rửa (nước làm bóng) giúp giảm sức căng bề mặt của nước giúp nước dễ dàng trôi khỏi bề mặt bát đĩa của bạn. Nước dễ dàng trôi đi đồng nghĩa với việc mang theo nhiều cặn canxi hơn và cũng giúp bát đĩa mau khô hơn.

Trong mọi phương án, bạn hãy thử nghiệm với các lượng khác nhau để tìm được sự cân bằng tốt nhất. Nếu vẫn không giải quyết được thì hãy trang bị cho nguồn nước của gia đình bạn một bộ thiết bị làm mềm nước.

Do bị ăn mòn.

Nếu lớp màng vẩn đục trên đồ thủy tinh của bạn không bị giấm tẩy đi, thì hãy nghĩ đến bề mặt thủy tinh của bạn đã bị ăn mòn. Nguyên nhân có thể do loại chất tẩy rửa bạn đang dùng là loại có chứa Phốt phát. Các chất tẩy rửa có chứa phốt phát giúp hiệu quả trong việc loại bỏ canxi và cặn thức ăn bám trên bát đĩa nhưng khi kết hợp với nhiệt độ cao trong máy rửa bát,loại hóa chất này lại trở thành một chất ăn mòn thủy tinh và thậm chí ăn mòn cả lớp Anod trên dụng cụ nấu ăn.

Trong trường thủy tinh bị ăn mòn, dấu hiệu đầu tiên thường thấy là đồ thủy tinh của bạn sẽ có màu sắc cầu vồng do bề mặt có một lớp màng Silica, đôi khi có thể xem lẫn những magr mờ trắng. Nếu nặng hơn nữa, món đồ của bạn sẽ bị mờ đục hoàn toàn, bạn sẽ thấy toàn bộ bề mặt đồ thủy tinh của bạn có một lớp màng trắng mờ như khói chứ không chỉ là các đốm hoặc vệt. Lúc này, bạn hãy nghĩ đến nguyên nhân sau: có thể do nước quá mềm, sử dụng chu trình với nước quá nóng, do chất tẩy rửa bạn đang dùng quá nhiều hoặc trong thành phần có chứa phốt phát, và một nguyên nhân nữa là do bạn rửa trước quá kỹ.

 

máy rửa bát làm ăn mòn đồ thủy tinh

Chất tẩy rửa cùng nhiệt độ trong máy rửa bát có thể làm ăn mòn đồ thủy tinh.

 

Có một số cách để kiểm soát hiện tượng ăn mòn trên đồ thủy tinh của bạn:

1. Loại thủy tinh của bạn  không thích hợp để làm sạch bằng máy rửa bát.

Không phải mọi loại đồ thủy tinh đều có thể làm sạch trong máy rửa bát. Trước khi xếp đồ vào máy, hãy loại ra những thứ không nên làm sạch bằng máy rửa bát và cách an toàn nhất là rửa bằng tay những đồ thủy tinh, pha lê có giá trị.

2. Không rửa hoặc không rửa trước quá kỹ.

Các chất tẩy rửa có trong viên rửa bát hiện nay có chứa các enzyme giống với enzyme trong bộ máy tiêu hóa của bạn, chúng làm nhiệm vụ “tiêu hóa thức ăn” dính trên bát đĩa. Ngoài ra, chúng còn chứa muối kiềm mạnh để trung hòa dầu mỡ và các mảnh thức ăn. Nếu bạn rửa quá kỹ bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát, chất tẩy rửa sẽ không còn có các chất bẩn để chung hòa khiến lượng hóa chất tồn dư nhiều, dẫn đến ảnh hưởng xấu hơn đến đồ thủy tinh của bạn.

3. Sử dụng ít chất tẩy rửa hơn.

Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chắc chắn nguồn nước của bạn là nước mềm. Hãy thử với các lượng chất tẩy rửa khác nhau cho đến khi bạn thấy kết quả ưng ý.

4. Hãy thay chất tẩy rửa bạn đang dùng bằng loại khác.

Như đã nói ở trên, một số chất tẩy rửa gây ra hiện tượng ăn mòn nhiều hơn những chất tẩy rửa khác (do có chưá phốt phát), tùy thuộc vào độ mềm của nước và các yếu tố khác. Hãy thử chất tẩy rửa nhẹ hơn (có số pH thấp hơn) hoặc chất tẩy rửa không có phốt phát.

5. Làm mềm nước ở mức tiêu chuẩn.

Máy rửa bát cần mước mềm ở mức tiêu chuẩn để đảm bảo bát đĩa của bạn được làm sạch hiệu quả. Tốt nhất hãy kiểm tra độ cứng nguồn nước bạn đang dùng và cài đặt muối làm mềm theo hướng dẫn sử dụng đi kèm. Trường hợp bạn không biết độ cứng của nước thì áp dụng biện pháp "thử - sai -sửa".

 

Do xếp đồ vào máy quá nhiều hoặc không đúng cách.

Khi tham khảo về máy rửa bát, bạn sẽ thấy các loại máy được chỉ định khả năng tải theo “bộ”. Tùy thuộc vào nhu cầu rửa và lượng bát đĩa mà chọn loại phù hợp, nhà sản xuất đã thiết kế khả năng này để phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu xếp không đúng cách hoặc chồng chất quá tải chúng có thể cản trở tia nước từ tay phun, bát đĩa của bạn sẽ không nhận được lượng nước đầy đủ dẫn đến bát đĩa bao gồm cả đồ thủy tinh của bạn không được tráng kỹ. Lượng nước tồn dư trên đồ càng nhiều thì khả năng xuất hiện các vệt trắng trên đồ thủy tinh của bạn càng cao. Xếp đồ vào máy đúng cách sẽ giúp hạn chế hiện tượng này.

 

xếp đồ vào máy rưa bát quá tải

Xếp đồ quá tải hoặc không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả làm sạch.

Do máy rửa bát không được làm sạch thường xuyên.

Một ưu điểm nữa của máy rửa bát là tiết kiệm nước bằng cách tuần hoàn một lượng nước có trong máy. Nếu bạn không làm sạch máy thường xuyên thì các cặn canxi, magne cùng các khoáng chất khác và cặn bẩn của thức ăn tồn dư trong máy rửa bát có thể bị đưa lên bát đĩa của bạn và để lại cặn làm cho đồ thủy tinh của bạn bị vẩn đục. Hãy hạn chế hiện tượng đồ thủy tinh của bạn bị vẩn đục bằng cách làm sạch máy rửa bát định kỳ. Tùy theo mức độ sử dụng có thể là mỗi tháng, một lần và nhớ làm sạch bộ lọc của náy rửa bát thường xuyên hơn, tốt nhất là sau mỗi lần sử dụng máy.

 

máy rửa bát bị bám bẩn

Không làm sạch máy rửa bát thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến đồ thủy tinh bị vẩn đục.

 

Như đầu bài viết đã đề cập đồ thủy tinh nói chung và pha lê nói riêng là thứ được khuyên không nên làm sạch bằng máy rửa bát. Một trong những lý do đó là bạn sẽ gặp phải tình trạng bị đọng canxi do nước cứng hoặc tệ hơn là bị ăn mòn và thực ra thì hiện tượng này sẽ xuất hiện ở trên tất cả đồ cho vào máy và bạn nhận ra nó trên đồ thủy tinh dễ dàng hơn mà thôi.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không thể cho đồ thủy tinh vào máy rửa bát nhưng nếu có thể thì hãy tách riêng nhưng món đồ thủy tinh quan trọng hoặc có giá trị ra để rửa bằng tay để hạn chế hỏng hoặc vỡ.

 

Ps: Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan nào, hãy cho chúng tôi biết trong mục BÌNH LUẬN ở bên dưới. Câu trả lời sẽ được gửi tới Emai của bạn.


Tin tức liên quan

Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát có thực sự cần thiết không?

Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát có thực sự cần thiết không?

1292 Lượt xem

"Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát" về bản chất là một “chất trợ rửa”. Và đúng như tên gọi, nó không làm sạch thức ăn bám trên bát đĩa của bạn, nó cũng không làm giảm độ cứng của nước mà nó là chất hoạt động bề mặt giúp nước trôi đi nhiều hơn và làm cho bát đĩa của bạn sáng bóng hơn. Để tiện theo dõi, trong bài viết chúng tôi sẽ gọi chất trợ rửa này là “Nước làm bóng” theo như cách gọi của cộng đồng những người dùng máy rửa bát ở Việt Nam.
Hướng dẫn xếp đồ vào máy rửa bát đúng cách giúp tăng hiệu quả làm sạch.

Hướng dẫn xếp đồ vào máy rửa bát đúng cách giúp tăng hiệu quả làm sạch.

3305 Lượt xem

Máy rửa bát được xếp đồ vào đúng cách sẽ đảm bảo tối ưu chu trình rửa và làm sạch tốt hơn. Bát đĩa của bạn sạch đến mức nào sẽ tùy thuộc vào cách bạn xếp đồ vào trong máy. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên tắc xếp đồ vào máy rửa bát và cách xếp đồ vào các ngăn để bát đĩa và dụng cụ nấu nướng của bạn luôn sạch sẽ nhé.
Tại sao đồ thủy tinh có màu cầu vồng sau khi làm sạch bằng máy rửa bát?

Tại sao đồ thủy tinh có màu cầu vồng sau khi làm sạch bằng máy rửa bát?

655 Lượt xem

Máy rửa bát là một thiết bị tiết kiệm thời gian tuyệt vời, sử dụng ít nước hơn và giúp bát đĩa của bạn sạch sẽ hơn. Nhưng đôi khi nó mang lại những hiện tượng khiến bạn đau đầu vì không lý giải nổi. Sự cố với đồ thủy tinh có màu như cầu vồng là một trong số đó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét hiện tượng này chi tiết hơn, giải thích cách điều này xảy ra và cách bạn có thể khắc phục sự cố.
Hóa chất có trong viên rửa bát có an toàn không?

Hóa chất có trong viên rửa bát có an toàn không?

2273 Lượt xem

Viên rửa bát và các chất tẩy rửa của máy rửa bát không bao giờ an toàn vì bên trong chúng là nhiều loại hóa chất được sử dụng để làm sạch bát đĩa của bạn. Chúng mang tính kiềm cao vì chứa muối kiềm ăn mòn, có thể gây bỏng hóa chất. Ngoài muối kiềm, viên rửa bát còn có một số hóa chất khác nên bạn cần phải hiểu chúng có hại như thế nào để biết cách quản lý chúng.
Máy rửa bát có nhiều bọt.

Máy rửa bát có nhiều bọt.

344 Lượt xem

Bạn có thể gặp tình trạng có quá nhiều bọt trong máy rửa bát, bọt có thể rò rỉ qua các gioăng cửa khiến nước tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động của cảm biến mực nước của máy. Bọt quá nhiều có thể thâm nhập vào bảng mạch và các bộ phận dùng điện gây hỏng hoặc và ảnh hưởng đến quá trình làm sạch.
Có cần tráng sạch bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát không?

Có cần tráng sạch bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát không?

1120 Lượt xem

Có cần tráng sạch bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát không? là một câu hỏi đưa đến nhiều tranh luận trong cộng đồng người dùng máy rửa bát. Và câu trả lời chắc chắn là: Bạn không nên rửa sạch bát đĩa của mình trước khi cho vào máy vì trong thực tế, điều này thực sự có thể cản trở hiệu quả làm sạch của máy rửa bát
Máy rửa bát được phát minh thế nào?

Máy rửa bát được phát minh thế nào?

512 Lượt xem

Ngày nay, máy rửa bát đã trở nên quen thuộc trong rất nhiều gia đình và trở thành một thiết bị quan trọng nhất trong căn bếp của bạn. Điều đáng ngạc nhiên là thiết bị tiện ích này được phát minh bởi một phụ nữ không được đào tạo một chút kiến thức nào về kỹ thuật. Vậy bạn biết gì về người được coi là phát minh ra chiếc máy rửa bát đầu tiên chưa? Hãy đọc bài viết và cảm ơn người đã phát minh ra nó nhé.
Hãy dừng cho những thứ này vào máy rửa bát.

Hãy dừng cho những thứ này vào máy rửa bát.

2179 Lượt xem

Đúng như tên gọi, “Máy rửa bát” được sinh ra để làm sạch bát đĩa cho bạn, tuy chúng có thể làm sạch được nhiều thứ khác nhưng chúng không phải là một chiếc máy làm sạch đa năng nên sẽ có rất nhiều thứ bạn không nên cho vào nó. Nhiều vật dụng có vẻ thích hợp để cho vào máy rửa bát nhưng thực tế thì không phải vậy.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E2.

Máy rửa bát Bosch báo lỗi E2.

332 Lượt xem

Nếu bạn thấy mã lỗi E2 hiển thị trên máy rửa bát Bosch thì có nghĩa là cảm biến nhiệt độ (Thermistor) của máy có vấn đề. Cảm biến này chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của bộ phận gia nhiệt.
Denatonium Benzoate gây nên vị đắng trên bát đĩa sau khi làm sạch bằng máy rửa bát.

Denatonium Benzoate gây nên vị đắng trên bát đĩa sau khi làm sạch bằng máy rửa bát.

710 Lượt xem

Không có nhiều phàn nàn về việc bát đĩa có vị đắng sau khi làm sạch bằng máy rửa bát. Tuy nhiên, đây là là một thực tế có thể bạn đã không nhận ra vì có mấy ai nếm bát đĩa của mình sau khi lấy ra từ máy đâu. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn vô tình nhận ra bát đĩa của mình có vị đắng sau khi lấy ra từ máy rửa bát thì hãy đọc bên dưới để biết nhé.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E1.

Máy rửa bát Bosch báo lỗi E1.

336 Lượt xem

Nếu máy rửa bát Bosch của bạn hiển thị lỗi E1 trên màn hình thì đây là cách hệ thống tự chẩn đoán lỗi và thông báo cho bạn biết bộ phận làm nóng nước bị hỏng hoặc trục trặc. Bạn sẽ nhận thấy nước trong máy rửa bát của mình không nóng hoặc máy có thể tự dừng lại và không thể chạy chu trình rửa.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E14.

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E14.

742 Lượt xem

Máy rửa bát Bosch có cảm biến lưu lượng nước để kiểm soát lượng nước vào máy. Nếu cảm biến này có vấn đề, hệ thống tự chẩn đoán sẽ hiển thị lỗi E14 trên bẳng điều khiển.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng