Máy pha cà phê Moka (bình pha cà phê Moka) hoạt động thế nào?

Kể từ lần đầu tiên được phát minh vào năm 1933, hơn 300 triệu bình pha cà phê Moka đã được bán trên khắp thế giới và nó vẫn là một thiết bị yêu thích của những người đam mê cà phê ở khắp mọi nơi.

Bình pha cà phê Moka.

Lịch sử ra đời

Bình pha cà phê Moka được phát minh vào những năm 1930 bởi Alfonso Bialetti, được cho là lấy cảm hứng từ việc quan sát vợ mình giặt giũ từ chiếc máy giặt nguyên thủy của họ bao gồm một xô nước xà phòng được đun sôi trên ngọn lửa. Nước được đẩy ra khỏi ống và lên quần áo bẩn. Bialetti đã phát triển một kỹ thuật tương tự cho bình pha cà phê và thiết kế của ông vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

Bình pha cà phê Moka của Bialetti nổi lên ở Ý dưới chế độ của Benito Mussolini. Khi nước Ý đang trong giai đoạn quân sự hóa và xuất nhập khẩu của nước này bị kiểm soát chặt chẽ. Quặng bôxít cần thiết cho nhôm có nguồn gốc từ Ý, do đó được chế độ phát xít ưa chuộng hơn các kim loại nhập khẩu khác nên bình moka được làm từ kim loại 'quốc dân' này vì giá thành rẻ và sản xuất nhanh. Thêm một lý do nữa là cuộc xâm lược của người Ý vào Abyssinia vào năm 1935 đã mang theo những đồn điền cà phê trù phú của đất nước châu Phi này. Điều này đã tiếp sức cho một quốc gia vốn đã mê cà phê có thêm lý do để chiếc bình pha cà phê này đã đạt được thành công và trở thành vật dụng ưa thích của những người mê cà phê trên khắp thế giới.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình pha cà phê Moka.

Bình moka, còn được gọi là máy pha cà phê espresso trên bếp, sử dụng vật lý cơ bản để tạo ra một tách cà phê được pha hoàn hảo. Nó bao gồm ba ngăn: một cho nước, một cho bột cà phê và một ngăn chứa cà phê đã pha.

Cấu tạo bình pha cà phê Moka.

Khi đặt nồi moka lên bếp, nước nóng lên và sinh ra hơi nước làm tăng áp suất trong khoang dưới cùng và đẩy nước lên qua ống dẫn vào khoang chứa cà phê bột.

Áp suất trong khoang chứa nước của bình chỉ đạt 1,5 bar, không bằng 9 bar đạt được ở các máy pha cà phê Espresso truyền thống. Tuy nhiên, với sự đơn giản trong thiết kế, khả năng di động cũng như việc sử dụng được các nguồn nhiệt khác nhau đặc biệt khả năng tạo ra những tách cà phê chất lượng đã khiến nó trở thành một chiếc máy pha cà phê tiện ích mà bạn nên trải nghiệm.

 

Cách pha cà phê bằng bình Moka

Nếu bạn đang pha cà phê cho mình bằng bình pha Moka này thì có thể những hướng dẫn dưới đây là không cần thiết. Nhưng nếu bạn đang định mua cho mình một chiếc bình pha cà phê tiện dụng này thì hãy đọc nó để có thể hình dung ra cách mà chiếc bình pha cà phê Moka này hoạt động nhé.

 

Pha cà phê với binh Moka.

1. Đổ đầy nước nóng vào bình chứa dưới cùng của moka đến cổ đáy của van xả áp.

2. Cho cà phê bột vào giỏ lọc (bạn nên chọn loại bột cà phê không quá mịn nhưng cũng không quá thô) không quá đầy và không nèn chặt.

3. Lướt ngón tay của bạn xung quanh vành để loại bỏ bột cà phê bán vào sau đó vặn chặt phần trên với phần dưới lại với nhau.

4. Đặt nồi moka lên bếp ở lửa vừa, nếu là bếp gas thì để lửa nhỏ.

5. Sau vài phút, cà phê sẽ bắt đầu tràn vào khoang trên. Nếu bạn thấy cà phê phun hoặc trào ra mạnh có nghĩa là bạn đang để lửa quá cao, hãy giảm nhiệt xuống để đảm bảo cho cà phê từ từ trào lên.

6. Khi quá trình pha đã hoàn thành khoảng 80%, hãy lấy nó ra khỏi bếp. Nếu bạn là người thích cà phê đắng thì cứ để tự nhiên, nhiệt độ có sẵn sẽ tiếp tục pha nốt chỗ còn lại, còn nếu bạn không thích vị đắng khét thì có thể quấn phía dưới bằng khăn lạnh để tạm dừng quá trình pha.

Cà phê pha bằng bình Moka tuy khó điều chỉnh độ đậm đặc như pha bằng phin nhưng lại đậm hơn khá nhiều so với cách pha máy khác nên hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của các bạn thích cà phê đậm.

 

Những lưu ý để có một ly cà phê ngon pha từ bình Moka.

Pha cà phê bang bình Moka đơn giản và dễ dàng, bạn hoàn toàn có thể pha theo kinh nghiệm và thói quen của mình. Nhưng những người uống cà phê từ bình Moka cũng đồng ý với nhau rằng mẹo dưới đây sẽ cho bạn một ly cà phê chất lượng hơn.

 

Nhiệt độ nước:

Hãy sử dụng nước nóng để cho vào bình. Nước nóng sẽ giúp giảm thời gian pha của bạn được vài phút, giúp ngăn ngừa việc chiết xuất quá mức dẫn đến cà phê có vị khét.

Mức nước:

Tuyệt đối không được đổ đầy phía trên van an toàn. Đó là van xả áp, và sẽ hoạt động khi áp suất trong bình vượt quá cho phép. Việc che van này bằng nước sẽ làm cho van trở nên vô dụng và làm tăng nguy cơ phin nước nóng ra ngoài.

Lựa độ mịn của bột cà phê:

Bình pha cà phê Moka hoạt động tốt với bột cà phê chỉ mịn hơn một chút so với cà phê nhỏ giọt tiêu chuẩn. Sử dụng bột cà phê quá mịn có thể dẫn đến việc bộ lọc bị tắc làm chậm quá trình pha hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.

Không cho quá đầy hoặc lắc chèn bột cà phê:

Việc lắc hay chèn chặt bột cà phê cũng giống như dung bột cà phê quá mịn, có thể sẽ làm tăng áp suất trong bình dẫn đến cà phê bị triết xuất quá mức gây đắng hoặc làm tăng nguy cơ rủi ro về an toàn.

Sử dụng nhiệt độ thấp:

Nếu cà phê của bạn trào ra từ từ thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang để nhiệt độ đúng. Nếu chúng phun trào lên thì hãy giảm nhiệt của bếp xuống nhé.

Đặt bình lên bếp:

Khi đặt bình Moka lên bếp, hãy hướng vị trí van xả vào nơi an toàn. Điều này sẽ giúp ích trong trường hợp bị tắc hay nhiệt quá lớn, van hoạt động sẽ không làm ảnh hưởng đến bạn.

 

Ngày nay, bình pha cà phê Moka có rất nhiều thương hiệu khác nhau với kiểu dáng, màu sắ và vật liệu khác nhau. Thực tế là tôi chưa có điều kiện để sử dụng hết được chúng nhưng một thương hiệu mà tôi sử dụng được khoảng 5 năm nay là Bialetti.

Rất xin lỗi vì không thể đưa ra được kết luận trong bài viết này là thương hiệu bình pha cà phê Moka nào là tốt nhất nhưng có thể khẳng định với bạn rằng  Bialetti là thương hiệu có mặt sớm nhất và phổ biến nhất, và thực tế dùng nó 5 năm vẫn không có gì để hỏng mặc dù tôi đã phải thay hai chiếc bếp điện mini để đun nó.

Bình pha cà phê Moka Bialetti.

 


Tin tức liên quan

10 loại máy pha cà phê. Loại nào phù hợp?
10 loại máy pha cà phê. Loại nào phù hợp?

1003 Lượt xem

Hãy xem bài viết để tìm hiểu về 10 loại máy pha cà phê khác nhau, từ những loại cổ điển như máy pha cà phê nhỏ giọt và máy pha cà phê Espresso cho đến những lựa chọn ít phổ biến hơn trên thế giới như Phin pha cà phê của Việt Nam và AeroPress.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng