‘Tam giác nhà bếp’ là gì? Có nhất nhiết phản tuân thủ khi thiết kế một căn bếp không?

Nguyên tắc ‘Tam giác nhà bếp’ được xác định bằng ba khu vực thường xuyên sử dụng nhất trong nhà bếp. ‘Tam giác nhà bếp’ giúp bạn dễ dàng di chuyển từ không gian làm việc này sang không gian làm việc khác mà không bị chặn, không quá xa, đảm bảo việc di chuyển thuận lợi và nhanh chóng.

 

Tam giác nhà bếp

'Tam giác nhà bếp' được xác định bằng ba khu vực chính trong bếp.

 

Nguyên tắc ‘Tam giác nhà bếp’ là gì?

'Tam giác nhà bếp’ dựa trên ba khu vực làm việc chính: bồn rửa, tủ lạnh và bếp nấu. Theo quy tắc, chúng nên được bố trí để tạo thành một hình tam giác, cho phép bạn thực hiện các công việc trong nhà bếp một cách tương đối dễ dàng và không bị cản trở.

Theo quy tắc ‘tam giác nhà bếp’, mỗi cạnh của hình tam giác không được nhỏ hơn 1.2m và không quá 2.7m và lý tưởng nhất là chu vi của hình tam giác không được nhỏ hơn 3.9m và không quá 7.9m.

Nói cách khác, không quá nhỏ và không quá lớn. Điều này phải đảm bảo rằng khu vực làm việc của bạn là thiết thực, thoải mái và đủ rộng nhưng không quá rộng đến mức tốn nhiều thời gian để di chuyển giữa điểm này và điểm khác. Và dĩ nhiên là không bị cản trở trên đoạn đường di chuyển. Nếu bạn đang kê một chiếc bàn trên cạnh của tam giác (lối đi) thì nó sẽ không còn là một ‘Tam giác bếp’ nữa.

 

Nguồn gốc của ‘Tam giác nhà bếp’.

Lý thuyết tam giác nhà bếp có từ những năm 1920 nói rằng ba khu vực của nhà bếp được sử dụng nhiều nhất nên tạo thành một hình tam giác để tối đa hóa hiệu quả của không gian cho người nấu ăn. Lý thuyết này được tạo ra để giúp những người nấu ăn trong những nhà bếp nhỏ của gia đình tối đa hóa hiệu quả sử dụng không gian của họ theo kiểu “định tuyến vòng tròn” và tiết kiệm chi phí trong việc tạo ra một căn bếp.

Được phát triển bởi nhà tâm lý học và kỹ sư công nghiệp Lillian Moller Gilbreth hợp tác với Brooklyn Borough Gas Company, (một số tài liệu cho rằng ‘Tam giác nhà bếp’ là một trong những quy tắc thiết kế nhà bếp được các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến trúc Illinois phát triển). Khái niệm ‘Tam giác nhà bếp’ này xác định cách bố trí tối ưu nhất của các khu vực làm việc chính trong nhà bếp: kho chứa thực phẩm (tủ lạnh), chuẩn bị thực phẩm (bồn rửa) và bếp nấu. Vào những năm 1940, một mô hình cụ thể cho tam giác bếp đã được tạo ra và giảm chi phí xây dựng bằng cách tiêu chuẩn hóa việc xây dựng các khu vực làm việc được sử dụng thường xuyên nhất này.

 

Cách áp dụng nguyên tắc ‘Tam giác nhà bếp’.

Khi ‘Tam giác nhà bếp’ bắt đầu được áp dụng vào những năm 1940, nhà bếp khi đó thường chỉ được sử dụng để nấu ăn, ngày nay, nhà bếp có xu hướng rộng hơn và là tâm điểm của ngôi nhà. Nhà bếp cũng thường được gắn liền với không gian sinh hoạt chung, ngoài chức năng là nơi nấu ăn, nó còn là nơi  để giải trí và là nơi tập trung của các gia đình sau một ngày làm việc và học tập.

Khi làm mới hoặc cải tạo một căn bếp, bạn hãy lưu tâm đến những vấn đề sau:

1. Nghĩ về những điều bạn yêu thích và những thứ bạn muốn có và không muốn có trong căn bếp của mình.

Tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu nấu nướng cũng như diện tích bếp mà bạn lựa chọn những thiết bị cần thiết nhất để vừa đảm bảo tính khoa học của căn bếp, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu nấu ăn của gia đình.

Nếu bạn có kế hoạch kết hợp nhà bếp của mình với các chức năng khác như phòng tiếp khách hay sinh hoạt chung, thì bạn sẽ cần tính đến việc tạo không gian để nấu nướng, ăn uống và tiếp đón bạn bè và gia đình. Bằng cách giữ ‘Tam giác nhà bếp’ chỉ giới hạn trong một khu vực nấu nướng để phần chức năng còn lại không ảnh hưởng đến thao tác và di chuyển trong khu vực bếp nấu.

2. Xem xét không gian diện tích mà bạn định làm nhà bếp, hình dạng tủ bếp, vị trí của trục thoát nước tiện lợi nhất để xác định vị trí của những thứ cần ưu tiên.

Có nhiều hình dạng bếp khác nhau: hình bếp, hình chữ U, hình chữ L, và nhiều hình dạng khác. Hãy tính đến hình dạng nhà bếp của bạn và xem xét liệu có bất kỳ khoảng cách (hoặc chân) nào giữa mỗi khu vực làm việc hiện tại quá nhỏ hoặc quá dài không? Hay bất kỳ đường thẳng nào của tam giác đều bị chặn bởi vật gì? Có một thùng rác hoặc một hòn đảo trên đường đi? Nếu vậy, bây giờ là lúc bạn nên loại bỏ và thay thế các đồ vật để tạo thêm sự gắn kết trong không gian bếp của mình.

 

3. Xem xét và quyết định về chức năng của nhà bếp. Là nơi chỉ dùng để nấu ăn hay kết hợp với các chức năng khác nữa.

Ngay nay, nhiều chủ nhà đã chọn tu sửa nhà bếp để biến nhà bếp của họ thành phòng đa năng giúp không gian có cảm giác rộng và thoáng hơn. Nhiều nhà bếp hiện đại cung cấp các chức năng bổ sung như, quầy bar, đảo bếp lớn với chỗ ngồi, nhiều hơn một tủ lạnh hoặc hồn rửa v.v. Điều quan trọng là bạn phải quyết định xem bạn có cần một nhà bếp đa chức năng hay không và điều chỉnh tam giác làm việc trong bếp của bạn cho phù hợp.

Sau khi bạn đã đặt nền móng cho việc bố trí và thiết kế nhà bếp mới của mình thì việc tiếp theo là thông qua nhà thầu uy tín để triển khai bản vẽ thiết kế và thi công

 

Một số mẫu bố cục tam giác nhà bếp trong các không gian bếp.

1. Tủ bếp đơn áp tường

Tam giác nhà bếp

 

Mẫu bố trí này phù hợp với những căn bếp có không gian hạn chế. Ba khu vực chính của ‘Tam giác nhà bếp’ được bố trí hoàn toàn trong một đường thẳng để dành không gian cho người làm bếp di chuyển. Việc quan trọng nhất ở đây là cần đảm bảo khoảng trống giữa ba khu vực làm việc chính, đó là nơi để người nấu bếp có thể dễ dàng thao tác với mọi loại công việc trong nhà bếp.

2. Tủ bếp đối diện.

Tam giác nhà bếp

 

Bố trí bếp kiểu đối diện hai bên là giải pháp hoàn hảo cho những căn bếp có không gian hẹp hoặc hình chữ nhật. Cách bố trí này tận dụng được tất cả diện tích không gian có sẵn bằng cách tạo ra hai dãy bàn bếp được phân bổ đồng đều ở cả hai bên đối diện nhau.

Áp dụng ‘Tam giác nhà bếp’ sẽ giúp cho các thao tác làm bếp hiệu quả hơn nhờ không mất quá nhiều thao tác cũng như việc di chuyển vì ba khu vực làm việc chính của bạn được giữ ở vị trí trung tâm của hai bên tủ bếp.

3. Bếp có đảo bếp.

Tam giác nhà bếp

 

Việc bố trí một đảo bếp trong nhà bếp của bạn sẽ mang lại cho bạn nhiều không gian trong việc gắn liền chức năng nấu nướng của nhà bếp với một không gian khác như phòng ăn hay phòng sinh hoạt chung để tạo ra cảm giác rộng rãi. Nó cũng đóng vai trò như một mặt bàn để bạn chuẩn bị thức ăn. Bạn cũng có thể chọn đặt bồn rửa trên đảo bếp đặc biệt nếu bạn định biến hòn đảo thành khu vực chuẩn bị thực phẩm chính của mình.

Tuy nhiên, nếu đảo bếp của bạn chỉ được sử dụng như một mặt bàn chuẩn bị thức ăn hoặc một mục đích nào khác mà không được sử dụng cho bất kỳ vùng làm việc chính nào trong ba đỉnh của tam giác, hãy đảm bảo rằng nó không chắn ngang các cạnh trong ‘Tam giác nhà bếp’ của bạn.

 

4. Bếp hình chữ L

Tam giác nhà bếp

 

Bếp hình chữ L được bố trí vào các không gian góc của hai bức tường liền kề vuông góc, tạo ra nhiều không gian mặt bàn cho bạn làm việc. Nếu có thêm diện tích, bạn có thể xem xét thêm một đảo bếp để có thêm không gian chứa đựng - chỉ cần đảm bảo rằng nó không xâm phạm vào các cạnh của hình tam giác.

Bạn có thể thoải mái áp dụng ‘tam giác nhà bếp’ trong kiểu bếp này vì nó sẽ không làm gián đoạn quy trình làm việc ngay cả khi mọi người đang ra vào nhà bếp của bạn.

5. Bếp hình chữ U.

 

Tam giác nhà bếp

 

Bố cục nhà bếp hình chữ U rất linh hoạt vì nó có 3 mặt để trải rộng 3 khu vực làm việc khác nhau của bạn, tạo thành hình chữ 'U'. Nó cũng cung cấp nhiều không gian trên mặt bàn để bạn làm việc, điều này thật tuyệt vời cho những người thích nấu nướng.

Áp dụng ‘tam giác nhà bếp’ cho nhà bếp hình chữ U cũng rất dễ dàng và sẽ cải thiện sự thuận tiện trong thao tác cũng như hiệu quả công việc. Bạn không cần phải di chuyển quá xa từ khu vực làm việc này sang khu vực làm việc khác. Đây cũng được coi là cách bố trí nhà bếp an toàn vì chỉ có 1 lối vào duy nhất, kiểm soát lưu lượng giao thông.

6. Bếp hình chữ G.

Tam giác nhà bếp

 

Nhà bếp hình chữ G tương tự như chữ U với một phần mở rộng có thể được sử dụng làm mặt bàn làm việc hoặc như một bàn Bar nhỏ trong gia đình.

Nếu bạn áp dụng quy tắc ‘Tam giác nhà bếp’ cho nhà bếp hình chữ G, hãy đặt bồn rửa, tủ lạnh và bếp nấu đối diện nhau. Bạn có thể tạo một hình tam giác 45 độ để chừa khoảng trống cho việc chuẩn bị đồ ăn.

 

Tam giác nhà bếp có còn hữu ich không?

Nếu như bạn không có một căn bếp ‘mênh mông’ thì ‘Tam giác nhà bếp’ vẫn sẽ là một nguyên tắc mà bạn nên áp dụng. Đặc biệt là với phần lớn các gia đình Việt Nam, ‘Tam giác nhà bếp’ vẫn còn nguyên giá trị như khi mới được đề cập đến, nó giúp cho việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn và cũng giúp tiết kiệm hơn cho gia chủ khi quyết định làm mới hay cải tạo căn bếp của mình. Giữ 3 vùng làm việc quan trọng nhất theo nguyên tắc ‘Tam giác nhà bếp’ chỉ cách nhau vài bước giúp nâng cao sự tiện lợi và hiệu quả khi nấu nướng.

 

Lời kết.

Nhà bếp ngày nay không chỉ được sử dụng để nấu nướng mà nó còn được dùng làm nơi để ăn uống, gắn kết tình cảm gia đình và còn là nơi giải trí hoặc thậm trí là làm việc.

Nhà bếp hiện nay cũng không chỉ có vài thiết bị cơ bản như khi ‘Tam giác nhà bếp’ được mọi người coi như một nguyên tắc cần phải áp dụng. Bạn có thể có nhiều thiết bị khác hơn trong cuộc sống hiện đại: Lò nướng, máy rửa bát … Tủ lạnh cũng không chỉ là nơi duy nhất chưa đựng đồ ăn nữa, bạn có thể có tủ rượu hay tủ chứa đồ khô.

‘Tam giác nhà bếp’ là một là một nguyên tắc thiết kế tốt, nhưng nhu cầu thay đổi của gia đình hiện đại có nghĩa là bạn không cần phải kiên định với nó. Nấu ăn không còn nhiều hoặc không phải luôn luôn là trách nhiệm của một người trong hộ gia đình hiện đại. Nhiều gia đình hiện nay có thể có nhiều đầu bếp hoạt động cùng một lúc, ba điểm của hình tam giác bây giờ có khả năng là ba 'vùng làm việc' (vùng nấu, vùng làm sạch, vùng chuẩn bị và vùng lưu trữ) trong một nhà bếp - đặc biệt là trong những nhà bếp lớn hơn có không gian rộng rãi.

Có thể sẽ không còn nhiều hữu ích nếu như bạn có một không gian bếp rộng lớn với nhiều thiết bị nhà bếp khác nhau. Khi đó bạn hãy coi nguyên tắc này chỉ như một thứ để tham khảo. Nếu bạn là người có đủ điều kiện và khả năng thì một căn bếp không cần quan tâm đến ‘Tam giác nhà bếp’ có thể sẽ mang lại cho bạn một không gian hoàn hảo đầy tính thẩm mỹ cá nhân và ngập tràn ý tưởng.

Bây giờ bạn đã biết về ‘Tam giác nhà bếp’ và những tác dụng mà nó mang lại cho bạn trong quá trình làm việc trong bếp. Bạn có thể cân nhắc xem nguyên tắc này có phù hợp với bạn và gia đình hay không để thảo luận với nhà thầu hoặc nhà thiết kế nội thất của bạn về nhu cầu của bạn trong nhà bếp trước khi quyết định cách bố trí.

Nguồn ảnh: styledegree

 


Tin tức liên quan

Lồng bàn thông minh. Thiết bị nhà bếp thông minh này sẽ điều chỉnh nhiệt độ để giữ cho thực phẩm của bạn luôn tươi ngon trong bất kể thời tiết nào.
Lồng bàn thông minh. Thiết bị nhà bếp thông minh này sẽ điều chỉnh nhiệt độ để giữ cho thực phẩm của bạn luôn tươi ngon trong bất kể thời tiết nào.

408 Lượt xem

Thức ăn còn thừa sau mỗi bữa ăn là một thực tế luôn có trong mỗi gia đình chúng ta. Chúng có thể cần giữ lạnh nhưng tủ lạnh của bạn không còn chỗ hoặc cần giữ ấm chờ đến lúc bạn dùng đến. Đây là lúc chiếc “lồng bàn thông minh” này phát huy tác dụng của nó.
4 thương hiệu thiết bị tốt nhất cho nhà bếp theo phong cách Địa Trung Hải.
4 thương hiệu thiết bị tốt nhất cho nhà bếp theo phong cách Địa Trung Hải.

883 Lượt xem

Nếu bạn là người yêu thích phong cách Địa Trung Hải, bạn sẽ muốn các thiết bị bếp hiện đại được chế tác với hình dạng vòm, núm vặn phong cách châu Âu cùng hình dạng và màu sắc đặc trưng bổ sung hài hòa cho bức tường lát gạch đẹp đẽ, tủ gỗ và trần nhà có xà của bạn.
Các thiết bị nhà bếp thông minh tốt nhất và sáng tạo nhất.
Các thiết bị nhà bếp thông minh tốt nhất và sáng tạo nhất.

346 Lượt xem

Các thiết bị nhà bếp thông minh này có thể sẽ làm hầu hết công việc cho bạn một cách chính xác. Bạn chỉ cần nhấn một vài nút, điều chỉnh một số cài đặt trên màn hình cảm ứng và hầu hết các công việc bếp núc của bạn sẽ được hoàn thành.

1.0/5
5 Đánh giá
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
5 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng