Muối rửa bát làm mềm nước trong máy rửa bát như thế nào và các câu hỏi liên quan.

Gần như tất cả mọi máy rửa bát hiện nay đều có ngăn chứa muối làm mềm nước để đảm bảo cho chiếc máy của bạn hoạt động được với mọi nguồn nước khác nhau. Vậy muối rửa bát hoạt động thế nào để làm mềm nước cho máy của bạn? Bài viết này sẽ giải thích cho việc đó.

Nguồn nước của bạn nhìn hoàn toàn trong suốt nhưng không có nghĩa là nó không phải là “nước cứng” vì các thành phần tạo ra nước cứng ở dạng Ion chứ không phải ở dạng cứng kết tủa. Bạn có thể nhận biết được nước cứng qua các biểu hiện khi sử dụng nhưng không thể biết được mức độ cứng của nước nếu không dùng các phương pháp đo hoặc thử.

Nước cứng là gì?

Nước được gọi là “nước cứng” nếu nó có chứa hàm lượng khoáng chất cao dưới dạng Ion, chủ yếu là calci (Ca2+) và magnesi (Mg2+). Độ cứng của nước được đo bằng nhiều đơn vị khác nhau tùy theo thang đo được sử dụng, độ cứng tổng quát (dGH), độ cứng Đức (°HD) (không còn được sử dụng nữa), độ cứng Anh (°Clark), độ cứng Pháp (°fH), độ cứng Mỹ (ppm hoặc mg CaCO3/L). Tuy nhiên, bạn sẽ hay gặp dưới dạng hạt trên gallon (GPG) hoặc miligam trên lít (mg/l).

Mô tả độ cứng của nước.

Độ cứng của nước được đo bằng GPG.

- Nếu nước của bạn đo được ở mức 1 GPG (17,1 mg/l) hoặc thấp hơn, thì bạn có nước mềm.

- Nước khoảng 1-3,5 GPG (17,1-60 mg/l) là hơi cứng.

- Từ 3,5 đến7 GPG (60-120 mg/l) là nước cứng vừa phải.

- Nước cứng là khoảng 7 đến 10,5 GPG (120 - 180 mg/l) và nếu cao hơn được gọi là nước rất cứng.

Độ cứng của nước cứng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thành phần các nguyên tố hòa tan trong nước, độ pH, nhiệt độ; do vậy, một thang đo rất khó mô tả chính xác độ cứng của nước. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn xác định độ cứng của nước mà bạn đang dùng cho máy rửa bát:

 

Bảng phân loại độ cứng của nước.

Bảng phân loại độ cứng của nước.

Khi đã xác định được độ cứng của nước thì bảng dưới sẽ giúp bạn quy đổi từ đơn vị đo trên dụng cụ đo độ cứng của bạn sang đơn vị được ghi trên biểu đồ hướng dẫn cài đặt muối rửa bát trên máy rửa bát:

 

Bảng quy đổi độ cứng của nước.

Bảng quy đổi độ cứng của nước.

Ảnh hưởng của nước cứng đối với máy rửa bát

Bát đĩa không sạch.

Chất tẩy rửa dùng cho máy rửa bát có chứa những hợp chất muối natri là những axit hữu cơ mạch dài, như natri oleat hoặc natri stearat. Khi sử dụng trong nước mềm, muối natri stearat hòa tan dễ dàng nhưng khi sử dụng trong nước cứng, ion stearat sẽ phản ứng kết hợp với ion calci hoặc magnesi tạo thành hợp chất kết tủa không tan, calci stearat, thường được gọi là "váng bọt xà phòng" (soap scum). Nước cứng làm giảm tác dụng làm sạch của chất tẩy rửa và bám cặn trên bát đĩa của bạn khiến cho bát đĩa không sạch.


Bát đĩa bị mờ đục, đốm và vệt trắng.

Đây là dấu hiệu dễ nhận ra nhất đối với nguồn nước cứng. Bát đĩa của bạn không bao giờ có vẻ sạch vì chúng bị phủ một lớp như sương mờ, các đốm hoặc vệt trắng có thể nhận ra rõ nhất trên đồ thủy tinh và đồ thép không gỉ (Inox). Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày, các lớp cặn chồng chất lên nhau sẽ khiến cho bát đĩa xỉn màu, dễ bám bẩn và khó làm sạch.


Đóng cặn trong máy làm giảm tuổi thọ và hiệu quả hoạt động

Cùng với nhiệt độ trong máy rửa bát, canxi và magie trong nước cứng sẽ tích tụ trong các đường ống dẫn nước. Chúng cứng lại thành một lớp vỏ gọi là limescale (giống như bạn thấy trong bình đun siêu tốc). Cặn bám trên các đường ống, cánh bơm của động cơ nếu chưa đến mức bị tắc ngẽn thì cũng sẽ làm giảm hiệu quả làm việc và tuổi thọ của máy.


Làm giảm hiệu quả của chất tẩy rửa.

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng: Việc làm sạch bát đĩa trong máy rửa bát với nước mềm sẽ tiết kiệm 30% chất tẩy rửa so với nước có độ cứng 10 GPG và 70% với nước có độ cứng 25 GPG. Dĩ nhiên cùng theo đó là việc giảm tác hại với môi trường cũng như với chiếc máy rửa bát của bạn.


Làm khô kém hiệu quả hơn và gây tốn năng lượng.

Các chuyên gia về máy rửa bát khẳng định rằng việc làm khô đồ của bạn trong máy rửa bát luôn khó hơn việc làm sạch chúng: Nghiên cứu chỉ ra rằng việc làm khô bằng trong máy rửa bát mang lại kết quả tốt hơn với nước được làm mềm thay vì nước cứng. Nếu bạn có nước cứng, bạn sẽ cần nhiều năng lượng (điện) hơn để làm khô bát đĩa trong máy.

 

Cách mà muối rủa bát làm mềm nước.

Với những ảnh hưởng trên của nước cứng, ngày nay phần lớn máy rửa bát đều được tích hợp bộ làm mềm nước để có thể hoạt động với nhiều nguồn nước có độ cứng khác nhau.

Bộ làm mềm nước trong máy rửa bát.

Bộ làm mềm nước trong máy rửa bát Bosch.

Bộ làm mềm nước trong máy rửa bát hoạt động theo nguyên tắc đơn giản: Các ion canxi và magiê trong nước cứng chuyển vị trí cho các ion natri từ “muối làm mềm nước” thông qua các hạt nhựa. Việc trao đổi loại bỏ cả hai vấn đề của nước cứng vì natri không kết tủa trong đường ống hoặc phản ứng xấu với xà phòng. Lượng natri mà quá trình này bổ sung vào nước của bạn là rất nhỏ - dưới 12,5 miligam trên mỗi 237 ml, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.

Quá trình thay thế ion diễn ra trong một ngăn chứa các hạt nhựa nhỏ thường là nhựa thông hoặc zeolit. Các hạt tích điện âm được liên kết với các ion natri tích điện dương. Khi nước chảy qua các hạt, các ion natri sẽ hoán đổi vị trí cho các ion canxi và magiê để biến nước cứng thành nước mềm hơn.

 

Hạt nhựa bên trong bộ làm mềm nước của máy rửa bát.

Hạt nhựa bên trong bộ làm mềm nước của máy rửa bát.

 

Sơ đồ đơn giản dưới đây giúp bạn hiểu cách hoạt động của bộ phận làm mềm nước tròn máy rửa bát.

Cấu tạo bộ làm mềm nước trong máy rửa bát.

Sơ đồ cấu tạo bộ làm mềm nước trong máy rửa bát.

 

Khi bạn nhấn nút khởi động của máy rửa bát, van A mở ra nước đi qua đó đến ngăn B - nơi chứa các hạt nhựa.

Tại ngăn B sẽ diễn ra quá trình trao đổi ion. Các ion magiê và canxi trong nước cứng sẽ được hoán đổi với các ion natri trên các hạt nhựa để làm cho nước trở nên mềm hơn. 

Nước sau khi được làm mềm ở ngăn B sẽ đi qua C và được bơm tuần hoàn phun lên bát đĩa trong máy. Lúc này, các hạt nhựa cần được tái sinh để tiếp tục làm nhiệm vụ của nó.

Khi nhựa yêu cầu tái sinh, van D sẽ được mở ra. Nước chứa trong ngăn F bây giờ có thể dồn vào ngăn đựng muối E để tạo ra dung dịch muối đặc ở đó. Nước muối chảy vào ngăn B nơi các ion natri (Na +) thay thế các ion độ cứng (Ca ++ & Mg ++) trên bề mặt của các hạt nhựa như đã mô tả ở trên.

Cuối cùng thì máy sẽ ra lệnh đóng van D và mở van A. Bây giờ nước trong nhựa có chứa các ion cứng thường được gọi là “nước muối đã qua sử dụng” chảy vào máy và được bơm thoát ra ngoài. Việc thoát “nước muối đã qua sử dụng” này được thực hiện khi máy bơm của máy chuyển sang chế độ bơm thoát nước để đảm bảo lượng nước này không làm ảnh hưởng đến bát đĩa trong máy của bạn.

Sau đó, ngăn F sẽ được đổ đầy lại và sẵn sàng cho quá trình tái tạo tiếp theo.

Quá trình này lặp đi lặp lại để làm mềm nước và sẽ tiêu hao một lượng muối của bạn. Mức tiêu hao phụ thuộc vào việc bạn cài đặt căn cứ vào độ cứng của nước.

 

Các câu hỏi liên quan.

Thành phần của muối rửa bát là gì?

Muối rửa bát là muối NaCl tinh khiết 100%, không có tạp chất khác và không có chất chống đóng cục.


Có thể thay muối rửa bát bằng muối ăn không?

Bạn không nên thay muối rửa bát bằng muối ăn vì trong muối ăn (kể cả muối tinh khiết) có chứa chất chống đóng cục để ngăn chúng vón cục lại với nhau cùng một lượng canxi và magiê. Đây lại chính là những tác nhân tạo độ cứng mà bạn đang cố gắng loại bỏ trong bộ làm mềm nước của máy rửa bát. Muối ăn sẽ không làm hỏng máy vì các chi tiết của máy được thiết kế để chịu được hóa chất nhưng sẽ không có ý nghĩa gì cho việc làm mềm nước.


Có cần dùng muối rửa bát khi nước mềm không?

Có thể không cần nhưng các nhà sản xuất máy rửa bát vẫn khuyên bạn nên dùng. Bạn có thể điều chỉnh cài đặt mức sử dụng muối của máy rửa bát cho phù hợp với nước mềm (có thể là ở mức thấp nhất). Đó là một biện pháp dự phòng tốt trong mọi trường hợp để tránh làm đồ thủy tinh bị bám cặn.


Có cần muối rửa bát không nếu sử dụng viên nén tất cả trong một?

Viên nén (3 in 1 hoặc All in One) sẽ có một lượng chất làm mềm nước nhưng nó không đủ với nước có độ cứng cao vì bạn không thể kiểm soát được lượng chất làm mềm. Các nhà sản xuất máy rửa bát vẫn khuyên bạn nên sử dụng muối rửa bát để làm mềm nước cho máy rửa bát nếu muốn có kết quả tốt nhất.


Tại sao ngăn chứa muối của máy rửa bát luôn đầy nước?

Sau lần đầu tiên bạn sử dụng, ngăn chứa muối trong máy rửa bát của bạn sẽ luôn có nước trong đó để tạo ra một lượng nước muối đậm đặc sẵn sàng khi cần dùng đến (như trên sơ đồ hoạt động của bộ làm mềm nước). 


Tại sao muối rửa bát nhanh hết?

Nếu máy máy rửa bát của bạn sử dụng nhiều muối thì có thể có hai nguyên nhân:

Nắp ngăn muối không đóng kín khiến cho nước muốn bị tràn vào khoang máy mỗi lần rửa gây tốn muối. Bát đĩa của bạn có thể có vị mặn hoặc bại bám cặn muối trắng. Hãy kiểm tra độ kín của nắp và đảm bảo nó kín hoàn hoàn.

Van tái sinh (van D) của bộ làm mềm nước bị lỗi bị lỗi khiến cho muối luôn tràn vào ngăn chưa các hạt nhựa. Trong trường hợp này bạn cần liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc nhân viên kỹ thuật để kiểm tra.


Thương hiệu muối rửa bát nào tốt nhất?

Bạn sẽ có thể được nghe những lời đánh giá khen ngợi về các thương hiệu muối rửa bát khác nhau nhưng bạn đã biết rằng: muối làm rửa bát phải có thành phần 100% là NaCl nên không có loại muối nào là “tốt hơn” cả.

Nó có thể có giá khác nhau vì nguồn gốc và cách mà họ phân phối hay quảng cáo. Ví dụ như trên một hộp muối rửa bát thương hiệu Finish mà nhà sản xuất máy rửa bát Bosch khuyên dùng, bạn sẽ thấy được ghi “bảo vệ tốt hơn 100%”, nhưng đây không phải là so với các loại muối rửa bát khác, nó chỉ so với việc không sử dụng muối.

Trong thực tế, sự khác biệt duy nhất có thể là ở kích thước của hạt muối hoặc bao bì. Về thành phần thì tất cả chúng đều giống nhau, tất cả chúng đều là muối 100% NaCl và không có chất chống đóng cục


Làm thế nào để cài đặt lượng muối mà máy rửa bát cần?

Phần lớn các máy rửa bát ngày nay đều có bộ làm mềm tích hợp trong máy và trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm sẽ có hướng dẫn cài đặt lượng “muối làm mềm nước” dưới dạng một biểu đồ. Trong đó độ cứng của nước được đo bằn Clarke. Phạm vi độ cứng đã được đưa ra cũng như giá trị muối mà bạn cần đặt trong máy rửa bát của mình.

Hướng dẫn cài đặt muối trên máy rửa bát.

Hướng dẫn cài đặt muối trên máy rửa bát  Bosch.

Nhưng có thể bạn sẽ không biết độ cứng của nước bạn đang dùng là bao nhiêu nên cách đơn giản nhất là “thử”.

Bạn hãy cài đặt lượng muối ở mức thấp nhất sao đó điều chỉnh tăng dần cho đến khi bạn nhận được kết quả ưng ý.

Để đạt được kết quả tốt nhất mà không mất công “thử” hãy kiểm tra nguồn nước của bạn bằng các biện pháp đơn giản như là dùng bộ kiểm tra độ cứng của nước hoặc que thử nước cứng để xác định độ cứng và làm căn cứ cài đặt lượng muối trên máy rửa bát của mình.


Cần cho muối vào máy rửa bát bao lâu một lần? 

Bạn chỉ cần đổ đầy muối rửa bát vào ngăn chứa trong máy. Muối trong máy rửa bát của bạn sẽ không bị lãng phí vì bạn đã cài đặt muối theo mức độ cứng của nước. Máy sẽ chỉ lấy đúng lượng mà bạn đã cài đặt và báo cho bạn khi hết muối trong ngăn chứa để bạn tiếp tục đổ vào.


Kết luận.

Đến đây thì bạn đã biết được thêm về cách muối rửa bát làm mềm nước trong máy rửa bát của bạn. Mọi người hay nói là “muối làm mềm nước”, đó là cách nói cho dễ hiểu giống như việc bạn nói “đổ xăng cho xe” chứ không gọi là “đổ xăng cho động cơ”.

Bản chất của việc cho muối rửa bát vào máy rửa bát là để “tái sinh” các hạt nhựa có trong bộ làm mềm nước tích hợp theo máy chứ không pha vào nước rửa dẫn đến việc để lại cặn trắng trên bát đĩa như một số người lầm tưởng. Muối rửa bát luôn được khuyên dùng trong tất cả các máy rửa bát có bộ làm mềm nước để đảm bảo cho bát đĩa của bạn luôn sáng sạch sẽ lâu dài. Bạn cũng không nên mất nhiều thời gian để chọn loại muối rửa bát cho chiếc máy của mình, chỉ cần chắc chắn nó là 100% NaCl tinh khiết là được.

 

Ps: Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan nào, hãy cho chúng tôi biết trong mục BÌNH LUẬN ở bên dưới. Địa chỉ Email sẽ không hiển thị và câu trả lời sẽ được gửi tới Emai của bạn.

Tin tức liên quan

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E07.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E07.

596 Lượt xem

Mã lỗi E07 của máy rủa bát Bosch là một trong những lỗi không quá nghiêm trọng. Tùy theo mẫu máy của bạn, nó có thể là do bị tắc rốn thoát nước dưới đáy máy hoặc có lỗi với quạt sấy.
Tại sao máy rửa bát làm cho đồ thủy tinh bị vẩn đục và cách khắc phục.
Tại sao máy rửa bát làm cho đồ thủy tinh bị vẩn đục và cách khắc phục.

1896 Lượt xem

Một ngày vào đó bạn có thể sẽ thấy bực bội vì những thứ đồ thủy tinh trong suốt của bạn bị vẩn đục sau khi lấy ra từ máy rửa bát. Các vệt hay đốm trắng này có thể chưa chắc là bị bẩn nhưng nó làm mất đi vẻ đẹp của thủy tinh. Đây chắc chắn không phải là lỗi của máy rửa bát, vậy lớp màng vẩn đục trên thủy tinh đó là gì và có cách nào để khắc phục nó? Hãy cùng Kitchenaz xem xét vấn đề này.
Máy rửa bát có nhiều bọt.
Máy rửa bát có nhiều bọt.

517 Lượt xem

Bạn có thể gặp tình trạng có quá nhiều bọt trong máy rửa bát, bọt có thể rò rỉ qua các gioăng cửa khiến nước tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động của cảm biến mực nước của máy. Bọt quá nhiều có thể thâm nhập vào bảng mạch và các bộ phận dùng điện gây hỏng hoặc và ảnh hưởng đến quá trình làm sạch.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E6.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E6.

485 Lượt xem

Khi bạn thấy máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E6 thì có nghĩa là có vấn đề với cảm biến kiểm soát độ đục của nước (độ bẩn của bát đĩa trong máy). Nó còn được gọi là Aqua Sensor.
Máy rửa bát bị đọng nước, nguyên nhân và cách khắc phục.
Máy rửa bát bị đọng nước, nguyên nhân và cách khắc phục.

1184 Lượt xem

Nước đọng ở đáy máy rửa bát là dấu hiệu cho thấy nó không được thoát đúng cách hoặc bị nước bên ngoài tràn vào. Nguyên nhân này thường do đường thoát bao gồm bộ lọc và ống thoát bị tắc, cánh quạt của máy bơm thoát nước bị kẹt, bám bẩn hoặc các hỏng hóc của cụm bơm xả. Máy rửa bát bị đọng nước cũng có thể do ống thoát nước được lắp đặt không đúng cách khiến cho nước tràn ngược vào từ bồn rửa.
Hãy dừng cho những thứ này vào máy rửa bát.
Hãy dừng cho những thứ này vào máy rửa bát.

2344 Lượt xem

Đúng như tên gọi, “Máy rửa bát” được sinh ra để làm sạch bát đĩa cho bạn, tuy chúng có thể làm sạch được nhiều thứ khác nhưng chúng không phải là một chiếc máy làm sạch đa năng nên sẽ có rất nhiều thứ bạn không nên cho vào nó. Nhiều vật dụng có vẻ thích hợp để cho vào máy rửa bát nhưng thực tế thì không phải vậy.
Có nên kết nối máy rửa bát với nguồn cấp nước nóng không?
Có nên kết nối máy rửa bát với nguồn cấp nước nóng không?

6027 Lượt xem

Có khi nào bạn đang thắc mắc liệu chiếc máy rửa bát của mình có thể kết nối với nguồn nước nóng có sẵn không? Câu hỏi này không chỉ của riêng bạn mà là thắc mắc của nhiều người dùng máy rửa bát trên toàn thế giới.
Tại sao đồ thủy tinh có màu cầu vồng sau khi làm sạch bằng máy rửa bát?
Tại sao đồ thủy tinh có màu cầu vồng sau khi làm sạch bằng máy rửa bát?

851 Lượt xem

Máy rửa bát là một thiết bị tiết kiệm thời gian tuyệt vời, sử dụng ít nước hơn và giúp bát đĩa của bạn sạch sẽ hơn. Nhưng đôi khi nó mang lại những hiện tượng khiến bạn đau đầu vì không lý giải nổi. Sự cố với đồ thủy tinh có màu như cầu vồng là một trong số đó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét hiện tượng này chi tiết hơn, giải thích cách điều này xảy ra và cách bạn có thể khắc phục sự cố.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E13.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E13.

1225 Lượt xem

Nếu bạn thấy máy rửa bát Bosch của mình báo lỗi E13 trên bảng điều khiển thì nó có nghĩa là nhiệt độ nước trong máy của bạn quá nóng. Lỗi này có thể do cảm biến nhiệt độ hoặc máy rửa bát của bạn được nối với nguồn nước nóng.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E01.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E01.

410 Lượt xem

Mã lỗi E01 hiển thị trêm máy rửa bát Bosch của bạn có thể do một vài nguyên nhân nhưng phần lớn là do bảng mạch điều khiển bị trục trặc. Tuy nhiên, khi thấy lỗi E01 bạn đừng vội thay một bảng mạch mới, trước tiên hãy kiểm tra nguồn điện và các dây kết nối với bảng điều khiển xem chúng có bị lỏng hoặc đứt không đã.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E1.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E1.

462 Lượt xem

Nếu máy rửa bát Bosch của bạn hiển thị lỗi E1 trên màn hình thì đây là cách hệ thống tự chẩn đoán lỗi và thông báo cho bạn biết bộ phận làm nóng nước bị hỏng hoặc trục trặc. Bạn sẽ nhận thấy nước trong máy rửa bát của mình không nóng hoặc máy có thể tự dừng lại và không thể chạy chu trình rửa.
Denatonium Benzoate gây nên vị đắng trên bát đĩa sau khi làm sạch bằng máy rửa bát.
Denatonium Benzoate gây nên vị đắng trên bát đĩa sau khi làm sạch bằng máy rửa bát.

884 Lượt xem

Không có nhiều phàn nàn về việc bát đĩa có vị đắng sau khi làm sạch bằng máy rửa bát. Tuy nhiên, đây là là một thực tế có thể bạn đã không nhận ra vì có mấy ai nếm bát đĩa của mình sau khi lấy ra từ máy đâu. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn vô tình nhận ra bát đĩa của mình có vị đắng sau khi lấy ra từ máy rửa bát thì hãy đọc bên dưới để biết nhé.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng