Hãy dừng cho những thứ này vào máy rửa bát.

Đúng như tên gọi, “Máy rửa bát” được sinh ra để làm sạch bát đĩa cho bạn, tuy chúng có thể làm sạch được nhiều thứ khác nhưng chúng không phải là một chiếc máy làm sạch đa năng nên sẽ có rất nhiều thứ bạn không nên cho vào nó. Nhiều vật dụng có vẻ thích hợp để cho vào máy rửa bát nhưng thực tế thì không phải vậy.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 10

 

Hãy cân nhắc trước khi cho những thứ dưới đây vào máy rửa bát:

Bất cứ thứ gì rỗng bên trong hoặc cách nhiệt.

- Dụng cụ có cán rỗng.

- Một số chậu, bát cách nhiệt.

- Cốc cà phê du lịch, bình giữ nhiệt và các vật chứa cách nhiệt khác.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 9

 

Một người dùng máy rửa bát đã nói “Tôi đã từng suýt tự sát với một chiếc chảo xào bằng thép không gỉ phát nổ”. Nó có một tay cầm hình ống rỗng được hàn một đầu vào thân chảo, trong khi đầu kia đã được bịt kín. Anh ấy thường xuyên đặt chiếc chảo đó vào máy rửa bát vì nó được làm bằng thép không gỉ.

Anh ấy đã mô tả việc này một cách sinh động nhưng đáng sợ như sau:

“Hóa ra thép không gỉ có thể nhưng tay cầm rỗng kín đó không thể. Tôi phát hiện ra điều này một cách khó khăn vào một đêm trong khi đặt chiếc chảo rỗng trên bếp để làm bữa tối. Tôi nhận được một cuộc điện thoại khiến tôi mất tập trung trong vài phút cho đến khi một vụ nổ đinh tai nhức óc làm rung chuyển nhà bếp của tôi, chiếc chảo bật tung lên không trung và rơi xuống sàn trong khi một phần của cán chảo bay như một viên đạn bắn xuyên qua căn phòng và gần như xuyên thủng bồn rửa. Những gì tôi nhận ra sau đó nguyên nhân tất cả là do việc cho chiếc chảo vào máy rửa bát nhiều lần đã khiến hơi ẩm xâm nhập vào miếng đệm ở đầu uốn cong của tay cầm hình ống khiến cho nước tích tụ trong đó, khi được làm nóng, cán chảo biến thành một nồi hơi có đủ áp lực để thổi bay nắp bịt tay cầm của chảo”.

Đây là một trường hợp hãn hữu, nhưng là một lời nhắc nhở giá trị: Với môi trường bên trong máy rửa bát, nước cùng hóa chất tẩy rửa có thể âm thầm thâm nhập vào các khu vực rỗng bên trong dụng cụ của bạn. Những thứ đó có thể không bao giờ nổ như chiếc chảo trên nhưng vẫn sẽ gây ra hậu quả, ít nhất là mốc hoặc gỉ sét ăn mòn từ bên trong ra, hoặc tệ hơn là làm giảm đáng kể khả năng cách nhiệt của dụng cụ.

 

Dao và công cụ có cạnh sắc.

- Các loại dao có cạnh sắc nhọn và răng cưa.

- Lưỡi dao của xay thực phẩm.

- Lưỡi xay của máy xay sinh tố.

- Dụng cụ bào, thái, gọt vỏ cầm tay.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 1

 

Đầu tiên là sự an toàn. Trên các diễn đàn của những người dùng máy rửa bát, có khá nhiều kêu ca về việc bị đứt tay bởi những con dao được cho vào máy rửa bát. Bạn có thể là người cho đồ vào máy nhưng bạn có thể không phải là người dỡ nó ra, và một ai đó không biết hoàn toàn có thể bị tai nạn với những cạnh sắc hoặc mũi nhọn. Kể cả với chính bạn nữa, dù bạn có nghĩ rằng mình đã cẩn thận đến đâu thì các vật sắc nhọn trong máy rửa bát vẫn là mối nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, hãy dừng việc cho chúng vào máy rửa bát nhé.

Ngoài việc có thể gây đứt tay, máy rửa bát cũng có thể làm hỏng những con dao của bạn. Các chất tẩy rửa có thể làm biến đổi mày sắc hoặc ăn mòn cạnh sắc của lưỡi dao khiến bạn sẽ phải mài lại thường xuyên hơn. Tay cầm bằng gỗ cũng có thể bị hỏng và lưỡi dao đắt tiền (thường làm bằng thép cacbon cao) có thể bị gỉ.

Một lý do nữa để thuyết phục bạn là các lưỡi dao và công cụ sắc nhọn cũng có thể bị văng và rơi xuống trong quá trình hoạt động làm hỏng máy rửa bát của bạn bắt đầu từ một vết sứt nhỏ khiến chúng bị rỉ sét và loang ra nhanh chóng.

 

Dụng cụ nấu kim loại ngoại trừ thép không gỉ.

- Dụng cụ nấu ăn bằng gang và thép cacbon.

- Dụng cụ nấu ăn bằng gang tráng men.

- Dụng cụ nấu ăn chống dính.

- Dụng cụ nấu nướng, tấm nướng, tấm lọc cuat máy hút mùi và đồ dùng bằng nhôm kể cả nhôm Anod.

- Nồi, chảo và đồ dùng bằng đồng.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 2

 

Hãy nhớ một cách đơn giản là: Kim loại duy nhất bạn có thể cho vào máy rửa bát của mình là những thứ hoàn toàn bằng thép không gỉ. Mặc dù chúng có thể bị bám cặn, đổi màu thậm chí có thể có một chút gỉ sét nhưng cơ bản thì thép không gỉ (inox) không thể hỏng. Gang và thép cacbon sẽ bị hỏng lớp bảo vệ do “tôi dầu” mà có. Bạn cũng nên tránh cho đồ gang tráng men vào máy rửa bát, lớp men bao phủ và bảo vệ toàn bộ dụng cụ nhưng phần lớn đồ gang tráng men đều có phần vành trên miệng không được bảo vệ.

Dụng cụ nấu ăn bằng nhôm trần có lớp bảo vệ oxit nhôm cực mỏng, chất tẩy rửa cùng nhiệt độ sẽ khiến chúng bị ăn mòn, đổi màu và sẽ hỏng nếu như thường xuyên làm sạch bằng máy rửa bát. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất thường Anod nó, nghĩa là họ phủ nó trong một lớp oxit bảo vệ để không phản ứng với các chất khác. Lớp Anod này rất cứng nhưng vẫn rất mỏng nên chất tẩy rửa máy rửa bát gốc phốt phát có thể vô hiệu hóa lớp phủ bảo vệ này. Tất nhiên bạn vẫn có thể sử dụng để nấu nướng bình thường nhưng dụng cụ nấu nướng bằng nhôm của bạn đã mất đi vẻ đẹp, khả năng chống dính và độ bền.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 3

 

Đồng và đồng thau là kim loại dễ phản ứng nên chúng có thể mất đi độ sáng bóng và cuối cùng là hư hại dưới sự tấn công của các chất tẩy rửa mạnh của máy rửa bát.

Dụng cụ nấu ăn chống dính cũng vậy, nó có có bề mặt chống dính tuyệt hảo nên tại sao lại phải cho vào máy rửa bát? Hãy làm sạch bằng tay nếu bạn không muốn nhanh chóng phải mua một chiếc mới nhé.

 

Đồ thủy tinh tinh, pha lê, đồ gốm sứ đắt tiền.

- Đồ sành sứ đắt tiền.

- Pha lê và đồ dùng tinh tế.

- Bát đĩa mạ vàng hoặc hoa văn sơn thủ công.

- Cốc, bình có vạch đo lường.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 4

 

Bạn có thể đã từng cho những thứ này vào máy rửa bát mà không gặp vấn đề. Tuy nhiên, không ai nói trước được điều gì, một món đồ tinh xảo và đắt tiền có thể phải chia tay bạn vì một lần bất cẩn. Vậy nên bất kỳ đồ sành sứ, đồ gốm và đồ thủy tinh nào có giá trị thì tốt hơn hết bạn nên tránh xa máy rửa bát, trừ khi bạn sẵn sàng chịu rủi ro làm hỏng hoặc làm vỡ nó. Các hoa văn vẽ tay tinh xảo trên đồ gốm sứ, các vạch đo in trên cốc đo thủy tinh có thể bị mài mòn theo thời gian, pha lê và thủy tinh cũng có thể bị vẩn đục.

Hãy cân nhắc trước khi bạn cho chúng vào máy rửa bát để làm sạch nhé.

 

Những thứ được làm bằng gỗ.

- Thớt gỗ.

- Dụng cụ có cán hay chuôi bằng gỗ.

- Muỗng, thìa gỗ và các đồ dùng khác bằng gỗ.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 5

 

Gỗ là vật liệu hữu cơ có thể bị hư hại bởi độ ẩm, chất tẩy rửa và nhiệt của máy rửa bát. Gỗ sẽ hấp thụ nước, trương nở, cong vênh và nứt. Cách tốt nhất để làm sạch chúng là rửa sạch bằng cách thông thường, lau hết nước và để khô trong môi trường tự nhiên.

 

Dụng cụ có kết cấu Cơ khí

- Máy cán mỳ.

- Máy xay thịt.

- Máy xay hạt tiêu và gia vị.

- Nắp nồi áp suất.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 6

 

Các dụng cụ kết cấu cơ khí thường được làm bằng kim loại, có thể là thép không gỉ nhưng sẽ có những chi thiết bằng thép cacbon hoặc nhựa. Các chi tiết này cần được đảm bảo chính xác và trơn tru để hoạt động. Việc cho chúng vào máy rửa bát với môi trường có chất tẩy rửa mạnh cùng nhiệt độ có thể khiến chúng nhanh bị ăn mòn, gỉ sét thậm chí bị vênh dẫn đến hỏng.

Nếu nó có bánh răng, tay quay, bộ phận chuyển động hoặc van, tốt nhất bạn hãy làm sạch nó bằng tay theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Dụng cụ làm bằng đá tự nhiên.

- Cối và chày bằng đá tự nhiên

- Đá cẩm thạch, đá phiến, và các bề mặt đá khác.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 7

 

Đá dĩ nhiên cứng và bền hơn rất nhiều so với gỗ nhưng tốt hơn hết bạn đừng cho chúng vào máy. Với bản chất tự nhiên, đá có thể có lẫn quặng sắt, ô xi, độ ẩm cùng nhiệt độ và hóa chất trong máy rửa bát có thể thúc đẩy nhanh quá trình phản ứng hóa học tạo ra oxit sắt (gỉ). Kể cả nếu không có lẫn quặng sắt bên trong thì chúng vẫn có thể bị phản ứng với chất tẩy rửa dùng trong máy rửa bát có thể gây hại cho lớp bề mặt bên ngoài, việc tiếp xúc với nhiệt độ cao và nhiều nước có thể gây hại, thậm chí bị nứt gãy.

 

Dụng cụ nhà bếp bằng nhựa.

- Thớt nhựa.

- Hộp bảo quản bằng nhựa.

 

những thứ không nên cho vào máy rửa bát 8

 

Bạn đừng đưa bất cứ thứ gì bằng nhựa hay chất dẻo vào máy rửa bát nếu nó không được nhà sản xuất gắn nhãn an toàn cho máy rửa bát.

Đồ dùng bằng nhựa tạo ra các sản phẩm phụ độc hại có thể làm ô nhiễm thực phẩm khi bị nóng. Các sản phẩm phụ độc hại được gọi là Oligome - được hình thành trong quá trình sản xuất nhựa và có thể gây độc cho con người.

Bất chấp những khẳng định về độ an toàn của các nhà sản xuất dụng cụ nhà bếp bằng nhựa. các nhà khoa học vẫn phát hiện 30% dụng cụ nhà bếp thải ra hơn 5mg Oligomer trên mỗi kg thực phẩm - mức giới hạn được coi là độc hại có thể chấp nhận được về mặt sinh học. Và đối với sức khỏe con người, liều lượng cao của Oligomer có thể có tác động xấu đến gan và tuyến giáp.

Một lý do nữa thực tế hơn là một số vật dụng bằng nhựa có thể bị hỏng khi ở trong nhiệt độ của máy rửa bát. Hộp đựng thực phẩm có thể bị móp méo biến dạng và mất khả năng đậy khít với nắp, thớt nhựa được cho là an toàn để làm sạch bằng máy rửa bát nhưng vẫn có thể bị cong vênh. Một số người khẳng định rằng chỉ đặt những tấm thớt nhựa mỏng lên giá trên cùng sẽ tránh được hiện cong vênh, nhưng ... tại sao lại phải mạo hiểm khi mà bạn có thể làm sạch nó bằng tay một cách dễ dàng.

Bạn có thể tìm hiểu về ý nghĩa của các biểu tượng trên đồ nhựa tại đây.

 

Nguồn: seriouseats

Ps: Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan nào, hãy cho chúng tôi biết trong mục BÌNH LUẬN ở bên dưới. Câu trả lời sẽ được gửi tới Emai của bạn.

Tin tức liên quan

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E13.

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E13.

720 Lượt xem

Nếu bạn thấy máy rửa bát Bosch của mình báo lỗi E13 trên bảng điều khiển thì nó có nghĩa là nhiệt độ nước trong máy của bạn quá nóng. Lỗi này có thể do cảm biến nhiệt độ hoặc máy rửa bát của bạn được nối với nguồn nước nóng.
Máy rửa bát phát ra tiếng ồn lạ.

Máy rửa bát phát ra tiếng ồn lạ.

319 Lượt xem

Máy rửa bát có thể tạo ra tiếng ồn bất thường ở bất kỳ giai đoạn nào của chu trình rửa. Các vấn đề khác nhau của máy có thể gây ra hiện tượng này. Bạn cần phân biệt các âm thanh này với các âm thanh khi máy hoạt động trong trạng thái bình thường, xem chúng phát ra ở đâu để tiến hành việc kiểm tra một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Muối rửa bát làm mềm nước trong máy rửa bát như thế nào và các câu hỏi liên quan.

Muối rửa bát làm mềm nước trong máy rửa bát như thế nào và các câu hỏi liên quan.

620 Lượt xem

Gần như tất cả mọi máy rửa bát hiện nay đều có ngăn chứa muối làm mềm nước để đảm bảo cho chiếc máy của bạn hoạt động được với mọi nguồn nước khác nhau. Vậy muối rửa bát hoạt động thế nào để làm mềm nước cho máy của bạn? Bài viết này sẽ giải thích cho việc đó.
Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát có thực sự cần thiết không?

Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát có thực sự cần thiết không?

1292 Lượt xem

"Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát" về bản chất là một “chất trợ rửa”. Và đúng như tên gọi, nó không làm sạch thức ăn bám trên bát đĩa của bạn, nó cũng không làm giảm độ cứng của nước mà nó là chất hoạt động bề mặt giúp nước trôi đi nhiều hơn và làm cho bát đĩa của bạn sáng bóng hơn. Để tiện theo dõi, trong bài viết chúng tôi sẽ gọi chất trợ rửa này là “Nước làm bóng” theo như cách gọi của cộng đồng những người dùng máy rửa bát ở Việt Nam.
Tại sao bát đĩa có cảm giác nhờn khi tay ướt cầm vào sau khi làm sạch bằng máy rửa bát?

Tại sao bát đĩa có cảm giác nhờn khi tay ướt cầm vào sau khi làm sạch bằng máy rửa bát?

1286 Lượt xem

Trong quá trình sử dụng máy rửa bát, bạn có thể gặp tình trạng bát đĩa sau khi rửa xong nhìn khô ráo sạch sẽ nhưng lại có cảm giác bị nhờn khi tay ướt cầm vào. Vậy tình trạng bát đĩa bị nhớt sau khi lấy ra khỏi máy rửa bát này là gì và làm sao để khắc phục nó?
Hướng dẫn xếp đồ vào máy rửa bát đúng cách giúp tăng hiệu quả làm sạch.

Hướng dẫn xếp đồ vào máy rửa bát đúng cách giúp tăng hiệu quả làm sạch.

3305 Lượt xem

Máy rửa bát được xếp đồ vào đúng cách sẽ đảm bảo tối ưu chu trình rửa và làm sạch tốt hơn. Bát đĩa của bạn sạch đến mức nào sẽ tùy thuộc vào cách bạn xếp đồ vào trong máy. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên tắc xếp đồ vào máy rửa bát và cách xếp đồ vào các ngăn để bát đĩa và dụng cụ nấu nướng của bạn luôn sạch sẽ nhé.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E01.

Máy rửa bát Bosch báo lỗi E01.

299 Lượt xem

Mã lỗi E01 hiển thị trêm máy rửa bát Bosch của bạn có thể do một vài nguyên nhân nhưng phần lớn là do bảng mạch điều khiển bị trục trặc. Tuy nhiên, khi thấy lỗi E01 bạn đừng vội thay một bảng mạch mới, trước tiên hãy kiểm tra nguồn điện và các dây kết nối với bảng điều khiển xem chúng có bị lỏng hoặc đứt không đã.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E04.

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E04.

232 Lượt xem

Máy rửa bát Bosch của bạn sẽ hiển thị mã lỗi E04 trên màn hình khi có sự cố với cảm biến lưu lượng nước. Nó cũng có thể có nguyên nhân từ việc tay phun bị tắc do cặn bẩn hoặc cặn nước cứng.
Máy rửa bát bị đọng nước, nguyên nhân và cách khắc phục.

Máy rửa bát bị đọng nước, nguyên nhân và cách khắc phục.

895 Lượt xem

Nước đọng ở đáy máy rửa bát là dấu hiệu cho thấy nó không được thoát đúng cách hoặc bị nước bên ngoài tràn vào. Nguyên nhân này thường do đường thoát bao gồm bộ lọc và ống thoát bị tắc, cánh quạt của máy bơm thoát nước bị kẹt, bám bẩn hoặc các hỏng hóc của cụm bơm xả. Máy rửa bát bị đọng nước cũng có thể do ống thoát nước được lắp đặt không đúng cách khiến cho nước tràn ngược vào từ bồn rửa.
Máy rửa bát có mùi hôi.

Máy rửa bát có mùi hôi.

302 Lượt xem

Nếu bạn nhận thấy rằng máy rửa bát của bạn có mùi hôi như nước thải thì có nghĩa là máy rửa bát của bạn đang không sạch hoặc bị mùi hôi tràn từ cống vào theo đường thoát nước thải của máy.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E07.

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E07.

437 Lượt xem

Mã lỗi E07 của máy rủa bát Bosch là một trong những lỗi không quá nghiêm trọng. Tùy theo mẫu máy của bạn, nó có thể là do bị tắc rốn thoát nước dưới đáy máy hoặc có lỗi với quạt sấy.
Tại sao máy rửa bát làm cho đồ thủy tinh bị vẩn đục và cách khắc phục.

Tại sao máy rửa bát làm cho đồ thủy tinh bị vẩn đục và cách khắc phục.

1726 Lượt xem

Một ngày vào đó bạn có thể sẽ thấy bực bội vì những thứ đồ thủy tinh trong suốt của bạn bị vẩn đục sau khi lấy ra từ máy rửa bát. Các vệt hay đốm trắng này có thể chưa chắc là bị bẩn nhưng nó làm mất đi vẻ đẹp của thủy tinh. Đây chắc chắn không phải là lỗi của máy rửa bát, vậy lớp màng vẩn đục trên thủy tinh đó là gì và có cách nào để khắc phục nó? Hãy cùng Kitchenaz xem xét vấn đề này.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng