Denatonium Benzoate gây nên vị đắng trên bát đĩa sau khi làm sạch bằng máy rửa bát.

Không có nhiều phàn nàn về việc bát đĩa có vị đắng sau khi làm sạch bằng máy rửa bát. Tuy nhiên, đây là là một thực tế có thể bạn đã không nhận ra vì có mấy ai nếm bát đĩa của mình sau khi lấy ra từ máy đâu. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn vô tình nhận ra bát đĩa của mình có vị đắng sau khi lấy ra từ máy rửa bát thì hãy đọc bên dưới để biết nhé.

 

Vị đắng đó là gì?

Bạn đang nếm một hợp chất có tên gọi là Denatonium Benzoate và được gọi dưới các tên thương mại như Denatrol, BITTERANT-b, BITTER + PLUS, Bitrex và Aversion) và Denatonium Saccharide (BITTERANT-s). Đây là hợp chất hóa học đắng nhất được biết đến nhưng lại hoàn toàn vô hại.

 

Denatonium Benzoate.

Hợp chất hóa học này tình cờ được phát hiện bởi các nhà khoa học Scotland trong quá trình nghiên cứu thuốc gây tê nha khoa cách đây khoảng 60 năm và ban đầu được gọi tên là Bitrex. Hai năm sau khi nộp bằng sáng chế ban đầu cho Bitrex, thực thể hóa chất mới này đã được sự chấp thuận của cả chính quyền Hoa Kỳ và Vương quốc Anh để sử dụng trong việc pha chế rượu cồn công nghiệp (loại không dành cho con người). Chính ứng dụng này đã đặt tên hóa học chung cho Bitrex là Denatonium Benzoate và hợp chất tổng hợp mới này nhanh chóng trở thành chất biến tính được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn sử dụng.

 

Tại sao chúng có trên bát đĩa?

Denatonium Benzoate được sử dụng lần đầu tiên trong ngành chăn nuôi là ở Đan Mạch, họ pha chúng vào một loại kem để bôi lên đuôi của động vật. Vị đắng sẽ khiến cho chúng dừng việc cắn đuôi của nhau.

Sau sự gia tăng các vụ tai nạn do ngộ độc của trẻ em từ các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, hợp chất Denatonium Benzoate bắt đầu được được xử dụng như một biện pháp khả thi và an toàn để giải quyết vấn đề này.

 

Chất tẩy rửa có Denatonium

Một chất tẩy rửa có hợp chất Denatonium Benzoate.

Chỉ với một tỷ lệ cực nhỏ là 0,05 ppm (một phần tỷ) tương đương với 1ml pha với 20 000 lít vẫn có vị đắng và với vị đắng được cho là “khủng khiếp” này, Denatonium bắt đầu được các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm thêm vào các sản phẩm của mình. Nó có trong thành phần của những thứ không được dùng để ăn vào như sơn móng tay, dầu gội, dầu tắm, chất trợ rửa, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và nhiều loại sản phẩm chứa hoá chất khác.

Cảm giác đắng là phản ứng tự nhiên của cơ thể, phản ứng này sẽ ngăn chặn việc tiếp tục uống vào hoặc báo cho cơ thể đẩy ra (nôn). Mục đích là để ngăn ngừa ngộ độc ngẫu nhiên.

Các chất tẩy rửa dùng cho máy rửa bát có khá nhiều thành phần hóa chất, do là sản phẩm dân dụng nên về cơ bản chúng được tính toán để không gây hại cho con người và môi trường trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, để tránh việc vô tình uống nhầm với tre em và vật nuôi, một số nhà sản xuất sẽ pha Denatonium vào tròn thành phần của chúng. Có thể chất tẩy rửa (dạng lỏng) và chất trợ rửa (nước làm bóng) của máy rửa bát mà bạn đang dùng có chứa hợp chất Denatonium Benzoate này.

Lượng Denatonium có trong chất trợ rửa được tính toán để không thể phát hiện được nếu máy rửa bát của bạn hoạt động đúng như thiết kế. Tức là chúng phải được hoạt động với đúng lượng nước, áp lực nước và nhiệt độ mà máy rửa bát của bạn yêu cầu. Nếu như không đạt được những yếu tố đó, bát đĩa của bạn sẽ không được làm sạch đúng cách khiến cho chất tẩy rửa không được hòa tan hoàn toàn hoặc quá trình xả không hoàn hảo dẫn dến việc tồn dư hóa chất tẩy rửa khiến bạn nhận ra vị đắng này.

 

Cách khắc phục.

Denatonium Benzoate hoàn toàn vô hại nhưng vị đắng có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến hương vị của đồ ăn và gây ra tâm lý lo lắng cho bạn. Trong trường hợp bạn nhận được vị đắng này thì việc đầu tiên và dễ dàng nhất là hãy thử đổi sang một loại nước làm bóng khác hoặc loại chất tẩy rửa khác.

Denatonium Benzoate không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng khi bạn vẫn nhận thấy thì có nghĩa là bát đĩa của bạn vẫn còn tồn dư hóa chất tẩy rửa. Ngoài vị đắng (có hoặc không) bát đĩa của bạn cũng sẽ có mùi hoặc cảm giác nhớt khi tay ướt cầm vào, bạn cần phải kiểm tra lại hoạt động của chiếc máy rửa bát và cách mà bạn xếp đồ vào trong máy. Nguyên tắc là phải đảm bảo đủ lượng nước, nhiệt độ và áp lực phun của nước để bát đũa trong máy nhận được lượng nước đầy đủ và đồng đều.

 

Xếp đồ vào máy rửa bát không đúng cách.

Việc xếp đồ vào máy đúng cách sẽ đảm bảo tối ưu chu trình rửa và làm sạch tốt hơn. Bát đĩa của bạn sạch đến mức nào sẽ tùy thuộc vào cách bạn xếp đồ vào trong máy.

Hãy cố gắng đừng để quá tải bằng việc cố nhồi nhét cho hết bát đĩa của mình vào máy. Việc xếp chồng lên nhau có thể sẽ giúp bạn xử lý được hết đống bát đĩa và tiết kiệm nước nhưng sẽ khiến chúng không nhận được lượng nước cần thiết để làm sạch.

 

Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa và nước làm bóng.

Chất tẩy rửa hiện nay có chứa các Emgyme (giống trong bộ máy tiêu hóa) cùng thành phần chính là các muối kiềm mạnh. Các enzyme không bị phá hủy hoặc thay đổi trong quá trình phản ứng với thức ăn bám trên bát đĩa bẩn của bạn. Khi nó đã “phá vỡ” một chút thức ăn, nó sẽ lại bắt đầu tiếp tục “phá vỡ” một chút thức ăn khác. Mỗi phân tử enzyme có thể phá vỡ hàng triệu phân tử thức ăn. Cùng với tác dụng muối kiềm mạnh nữa nên bạn không cần cho quá nhiều chất tẩy rửa.

Hãy căn cứ vào lượng bát đĩa của bạn để thử vài lần đến khi thấy kết quả mà bạn ưng ý.

Nước làm bóng cũng vậy, nó là một chất trợ rửa không có nhiều tác dụng làm sạch mà làm nhiệm vụ chính là giảm sức căng bề mặt của nước để hỗ trợ cho việc sấy khô hiệu quả hơn, giúp cho bát đĩa bủa bạn sáng bóng lâu dài. Việc sử dụng nước làm bóng là cần thiết và luôn được khuyến nghị nhưng nếu nước của bạn không phải là nước cứng hoặc có dùng muối làm mềm nước thì việc cài đặt lượng nước làm bóng cao là không cần thiết.

Hãy đặt lại mức bóng của bạn về thấp nhất rồi tăng dần lên đến khi bạn thấy hiệu quả (đủ khô bát đĩa).

 

Tráng bát đĩa quá kỹ trước khi cho vào máy rửa bát.

Nếu bát đĩa của bạn quá sạch, chúng sẽ không có đủ thức ăn thừa để các enzyme có trong chất tẩy rửa bám vào và "tiêu hóa" cặn bẩn. Bạn đừng tráng quá kỹ bát đĩa của bạn trước khi cho vào máy (điều này có ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng) vì đó là một sai lầm, nó làm mất thêm thời gian của bạn, tốn thêm nước nhưng vẫn sẽ không giúp cho bát đĩa của bạn sạch hơn thậm chí còn gây hại vì không có đủ cặn bẩn để chung hòa hết hóa chất dẫn đến việc tồn dư hóa chất. Khá nhiều máy rửa bát hiện nay đều có cảm biến độ bẩn của bát đĩa. Việc bạn tráng trước quá kỹ cũng sẽ đánh lừa máy khiến hoạt động làm sạch của máy không hiệu quả.

Bạn đừng tráng kỹ trước, chỉ cần gạt hết cặn bẩn (những thứ như vụn xương lá rau…) và cho vào máy. Chất tẩy rửa sẽ làm nhiệm vụ của nó tốt hơn.

 

Van nước đầu vào của máy trục trặc.

Khi máy rửa bát của bạn không nhận được nước, máy sẽ không có nước hoặc không đủ lượng nước yêu cầu để xả sạch chất tẩy rửa khỏi bát đĩa.

Để kiểm tra, bạn chỉ cần mở cửa máy rửa bát 2 phút sau khi nhấn nút BẮT ĐẦU. Có thể sẽ có một chút nước bị văng ra ngoài nhưng đó là cách để kiểm tra xem máy có nước vào không với những loại máy có cửa không nhìn được vào bên trong.

Nếu không có nước thì rất có thể van đầu vào đã có vấn đề và cần được kiểm tra hoặc thay thế.

 

Nước Không Đủ Nóng

Bạn biết rằng nước nóng cực kỳ quan trọng cho việc hỗ trợ làm sạch kể cả khi bạn rửa bằng tay và đó là lý do mà tất cả các máy rửa bát hiện nay đều có bộ phận đun nước. Nhiệt độ nước tiêu chuẩn để hòa tan viên rửa chén là 50 - 70ºC, nên một trong những nguyên nhân khiến bát đĩa của bạn không sạch hoàn toàn là do nước không nóng hoặc không đủ nóng. Nó thậm chí còn khiến cho bột rửa hoặc viên rủa không tan hoàn toàn dẫn đến tồn dư trong chu trình xả của máy.

Nếu máy rửa bát của bạn không được trang bị bộ điều nhiệt hoặc theo dõi nhiệt độ, thì bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ của nước theo cách thủ công bằng nhiệt kế.

Trong trường hợp nước không nóng bạn cần gọi thợ kỹ thuật để kiểm tra nguyên nhân do bộ ra nhiệt hay bộ điều khiển để khắc phục hoặc thay thế.

 

Lỗi bơm tuần hoàn.

Bơm tuần hoàn là “trái tim” của máy rửa bát, nó vừa làm nhiệm vụ xả nước thải ra ngoài vừa làm nghiệm vụ phun nước lên bát đĩa của bạn với một áp lực theo tính toán. Nếu vì một lý do nào đó nó không hoạt động theo thiết kế, nước sẽ không có hoặc không đủ áp lực để cuốn trôi hoàn toàn chất tẩy rửa.

Khi máy bơm tuần hoàn hoạt động tốt, nước sẽ được phun đều mà mạnh bên trong máy và việc làm sạch bát đĩa sẽ hiệu quả hơn.

Nếu bạn nghe thấy tiếng động lạ phát ra từ máy rửa bát ngay sau khi máy được cấp đủ nước, hãy hé cửa máy rửa bát để xem có nước bắn ra ngoài không.

Nếu không có gì hoặc chỉ thấy một lượng nhỏ nước, thì chắc chắn có gì đó không ổn ở máy bơm tuần hoàn. Hãy gọi thợ kỹ thuật để kiểm tra vấn đề này.

 

Cánh tay phun bị tắc hoặc không thể quay.

Như bạn đã biết, nguyên nhân chung khiến cho bát đĩa không được làm sạch đúng cách là do không đủ lượng nước hoặc áp lực nước.

Hãy quan sát cánh tay phun, đảm bảo chúng không bị chặn bởi bất kỳ lý do gì và các lỗ phun nước của cánh tay phun không bị tắc. Nếu phát hiện bị tắc hãy dùng vật nhỏ để thông và tốt nhất là tiến hành vệ sinh hoàn toàn máy rửa bát của bạn định kỳ ít nhất một tháng một lần.

 

Kết luận.

Thực ra thì bạn không cần quá lo lắng về việc tồn dư của nước làm bóng và vị đắng trên bát đĩa vì theo trả lời của một đại diện từ nhà sản xuất nước làm bóng Finish thì:

“Giả sử rằng không có lượng nước làm bóng nào được rửa sạch trong chu kỳ rửa của máy rửa bát, thì nồng độ nước làm bóng trong nước của máy rửa bát là khoảng 15 mg cho mỗi lần rửa. Chia số đó cho tất cả các đồ trong máy rửa bát của bạn, và bạn sẽ nhận được ... một lượng rất nhỏ. Nhưng thực tế thì bát đĩa của bạn đều được xả nhiều lần trước khi sấy khô nên hãy yên tâm về tính an toàn của nước làm bóng”.

Tuy nhiên. Với việc bạn nhận ra vị đắng trên bát đĩa sau khi làm sạch bằng máy rửa bát có nghĩa là bát đĩa chưa được làm sạch đúng cách dẫn đến việc tồn dư chất tẩy rửa. Vị đắng này của Denatonium Benzoate mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những hóa chất khác có trong chất tẩy rửa (dạng lỏng, dạng bột và viên nén) thì có thể nếu nhiều và lâu dài. Vậy nên hãy kiểm tra lại chiếc máy rửa bát của bạn theo hướng dẫn trong bài viết trên để loại bỏ và tìm ra nguyên nhân chính nhé.

 

Ps: Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan nào, hãy cho chúng tôi biết trong mục BÌNH LUẬN ở bên dưới. Địa chỉ Email sẽ không hiển thị và câu trả lời sẽ được gửi tới Emai của bạn.


Tin tức liên quan

Công nghệ sấy khô Zeolith của máy rửa bát là gì và cách nó hoạt động?

Công nghệ sấy khô Zeolith của máy rửa bát là gì và cách nó hoạt động?

522 Lượt xem

Công nghệ sấy mới nhất có ở máy rửa bát được gọi là Zeolite hoặc “công nghệ sấy zeolith”. Nó không sử dụng điện làm nóng trực tiếp để sấy khô bát đĩa của bạn mà sử dụng tính chất của khoáng chất Zeolite để làm nóng không khí giúp sấy khô tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E04.

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E04.

269 Lượt xem

Máy rửa bát Bosch của bạn sẽ hiển thị mã lỗi E04 trên màn hình khi có sự cố với cảm biến lưu lượng nước. Nó cũng có thể có nguyên nhân từ việc tay phun bị tắc do cặn bẩn hoặc cặn nước cứng.
Chất trợ rửa cho máy rửa bát là gì? Những câu hỏi thường gặp.

Chất trợ rửa cho máy rửa bát là gì? Những câu hỏi thường gặp.

654 Lượt xem

Giữ cho ngăn chứa chất trợ rửa của máy rửa bát luôn đầy là cách để bát đĩa của bạn luôn sạch sẽ không tì vết. Bài viết này chia sẻ bí quyết của các chuyên gia máy rửa bát của BOSCH, từ cách thức hoạt động của chất trợ rửa đến cách sử dụng nó và các câu hỏi liên quan.
Muối rửa bát làm mềm nước trong máy rửa bát như thế nào và các câu hỏi liên quan.

Muối rửa bát làm mềm nước trong máy rửa bát như thế nào và các câu hỏi liên quan.

723 Lượt xem

Gần như tất cả mọi máy rửa bát hiện nay đều có ngăn chứa muối làm mềm nước để đảm bảo cho chiếc máy của bạn hoạt động được với mọi nguồn nước khác nhau. Vậy muối rửa bát hoạt động thế nào để làm mềm nước cho máy của bạn? Bài viết này sẽ giải thích cho việc đó.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E14.

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E14.

966 Lượt xem

Máy rửa bát Bosch có cảm biến lưu lượng nước để kiểm soát lượng nước vào máy. Nếu cảm biến này có vấn đề, hệ thống tự chẩn đoán sẽ hiển thị lỗi E14 trên bẳng điều khiển.
Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E09.

Máy rửa bát Bosch báo mã lỗi E09.

844 Lượt xem

Nếu máy rửa bát Bosch của bạn xuất hiện lỗi E09 thì có nghĩa là bộ phận gia nhiệt làm nóng nước trong máy có vấn đề. Đây là một sự cố được coi là nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch của máy rửa bát.
Hướng dẫn xếp đồ vào máy rửa bát đúng cách giúp tăng hiệu quả làm sạch.

Hướng dẫn xếp đồ vào máy rửa bát đúng cách giúp tăng hiệu quả làm sạch.

3397 Lượt xem

Máy rửa bát được xếp đồ vào đúng cách sẽ đảm bảo tối ưu chu trình rửa và làm sạch tốt hơn. Bát đĩa của bạn sạch đến mức nào sẽ tùy thuộc vào cách bạn xếp đồ vào trong máy. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên tắc xếp đồ vào máy rửa bát và cách xếp đồ vào các ngăn để bát đĩa và dụng cụ nấu nướng của bạn luôn sạch sẽ nhé.
Máy rửa bát Bosch báo lỗi E1.

Máy rửa bát Bosch báo lỗi E1.

387 Lượt xem

Nếu máy rửa bát Bosch của bạn hiển thị lỗi E1 trên màn hình thì đây là cách hệ thống tự chẩn đoán lỗi và thông báo cho bạn biết bộ phận làm nóng nước bị hỏng hoặc trục trặc. Bạn sẽ nhận thấy nước trong máy rửa bát của mình không nóng hoặc máy có thể tự dừng lại và không thể chạy chu trình rửa.
Máy rửa bát 3 trong 1. Máy rửa bát được thiêt kế liền với bồn rửa.

Máy rửa bát 3 trong 1. Máy rửa bát được thiêt kế liền với bồn rửa.

798 Lượt xem

Sau hàng giờ nấu nướng để có một bữa ăn ngon cho gia đình, chắc chắn không ai muốn làm công việc rửa đống bát đĩa sau bữa ăn cả. Nếu công việc này được thực hiện một cách đơn giản và nhàn nhã bằng chiếc máy rửa bát 3 trong 1, bạn sẽ có nhiều thời gian để tận hưởng buổi tối của mình sau bữa ăn hơn.
Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát có thực sự cần thiết không?

Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát có thực sự cần thiết không?

1429 Lượt xem

"Nước làm bóng dùng cho máy rửa bát" về bản chất là một “chất trợ rửa”. Và đúng như tên gọi, nó không làm sạch thức ăn bám trên bát đĩa của bạn, nó cũng không làm giảm độ cứng của nước mà nó là chất hoạt động bề mặt giúp nước trôi đi nhiều hơn và làm cho bát đĩa của bạn sáng bóng hơn. Để tiện theo dõi, trong bài viết chúng tôi sẽ gọi chất trợ rửa này là “Nước làm bóng” theo như cách gọi của cộng đồng những người dùng máy rửa bát ở Việt Nam.
Máy rửa bát được phát minh thế nào?

Máy rửa bát được phát minh thế nào?

589 Lượt xem

Ngày nay, máy rửa bát đã trở nên quen thuộc trong rất nhiều gia đình và trở thành một thiết bị quan trọng nhất trong căn bếp của bạn. Điều đáng ngạc nhiên là thiết bị tiện ích này được phát minh bởi một phụ nữ không được đào tạo một chút kiến thức nào về kỹ thuật. Vậy bạn biết gì về người được coi là phát minh ra chiếc máy rửa bát đầu tiên chưa? Hãy đọc bài viết và cảm ơn người đã phát minh ra nó nhé.
Bột tẩy rửa không tan hết trong máy rửa bát.

Bột tẩy rửa không tan hết trong máy rửa bát.

912 Lượt xem

Chất tẩy rửa (lỏng, bột, viên nén) là thành phần quan trọng nhất để làm sạch bát đĩa của bạn trong máy rửa bát. Bộ phân phối chất tẩy rửa sẽ  giải phóng chất tẩy rửa vào nước của máy rửa bát trong chu trình rửa. Nếu bạn thấy bột tẩy rửa không tan hết sau khi máy rửa bát của bạn kết thúc một chu trình, có thể bát đĩa của bạn sẽ không được làm sạch đúng cách và dưới đây là những nguyên nhân khiến cho việc này xảy ra.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng